TP Hồ Chí Minh đạt giải Nhất toàn đoàn Hội thi Thiết bị đào tạo tự làm toàn quốc lần thứ VII

19/10/2022 11:48:56

Chiều 14/10, tại thành phố Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu), Bộ LĐ-TB&XH đã tổ chức lễ bế mạc và trao giải Hội thi thiết bị đào tạo tự làm toàn quốc lần thứ 7, năm 2022.

Kết quả Hội thi đã lựa chọn 150 thiết bị đạt giải cá nhân, cụ thể: 30 thiết bị đạt giải Nhất; 45 thiết bị đạt giải Nhì; 75 thiết bị đạt giải Ba.Về giải toàn đoàn, Ban Tổ chức đã lựa chọn 6 đoàn đạt giải tập thể, gồm: 1 giải Nhất cho đoàn TP Hồ Chí Minh, 2 giải Nhì cho đoàn Hà Nội, Vĩnh Phúc và 3 giải Ba cho đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu, Hải Phòng, Tiền Giang.

Ông Đỗ Năng Khánh, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục GDNN phát biểu tại Lễ bế mạc

Phát biểu tổng kết Hội thi, ông Đỗ Năng Khánh, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ LĐ-TB&XH đánh giá, Hội thi năm nay đã có chuyển biến tích cực về chất lượng, phong phú về nhóm nghề đào tạo và đa dạng về thể loại thiết bị, từ đồ dùng, mô hình dạy học đơn giản đến các thiết bị ứng dụng công nghệ kỹ thuật vi xử lý, lập trình phức tạp, công nghệ AI, công nghệ IoT.

Điều này thể hiện tài năng sáng tạo và việc quan tâm đầu tư cho công tác nghiên cứu của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và của các cơ quan quản lý. Thiết bị đào tạo tự làm đã thực sự trở thành cầu nối giữa thực tiễn khoa học và đào tạo, đáp ứng nhu cầu dạy và học trong các cơ sở đào tạo.

Các thiết bị đem đến Hội thi toàn quốc lần thứ VII thực sự trở thành những phương tiện giảng dạy hữu ích, giúp các thầy cô giáo thể hiện hiệu quả các phương pháp dạy học. Việc tổ chức dạy trên các mô hình, thiết bị của các tác giả, nhóm tác giả dự thi là sự kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học và khả năng sử dụng phương tiện dạy học làm tăng tính trực quan, giúp nguời học nhanh chóng tiếp thu được kiến thức và hình thành kỹ năng nghề, đồng thời tạo nên hứng thú cho người dạy và người học, trực quan hóa trong quá trình giảng dạy, điển hình như Mô hình Máy ép nhựa mini; Mô hình điều khiển phun xăng điện tử; Mô hình dây chuyền sản xuất sử dụng cánh tay robot.

Các tác giả được vinh danh tại Hội thi thiết bị đào tạo tự làm toàn quốc lần thứ VII, 2022

Điểm nổi bật là hầu hết các thiết bị dự thi đều sử dụng các vật tư dễ tìm, kết hợp với sự sáng tạo của các thầy cô giáo trong việc ứng dụng hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong quá trình thiết kế, sản xuất thiết bị đào tạo. Điều này đem đến tính khả thi cao trong việc nhân rộng kết quả tự làm thiết bị, nâng cao chất lượng và khả năng ứng dụng của thiết bị; tăng hiệu quả sử dụng cũng như hiệu quả kinh tế trong việc đầu tư trang thiết bị đào tạo tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, điển hình như mô hình Đào tạo internet vạn vật (IoT); Mô hình Bàn gá thực hành hàn đa năng...

Năm nay, các tác giả, nhóm tác giả dự thi đã quan tâm đến tính thẩm mỹ và kinh tế của thiết bị, nhiều thiết bị đã thể hiện xu hướng "tích hợp" các thiết bị, các mô hình và xu hướng kết hợp sử dụng cho nhiều nghề trên một "thiết bị" hay "mô hình", đây là xu thế phát triển thiết bị đào tạo trên thế giới, làm tăng hiệu quả sử dụng của thiết bị.

Ông Nguyễn Văn Lâm – Phó Giám đốc Sở LĐTBXH TPHCM (thứ 3 từ trái sang) nhận giải Nhất toàn đoàn

Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh tham gia Hội thi Thiết bị đào tạo tự làm toàn quốc lần thứ VII với 22 thiết bị dự thi. Kết quả vinh dự đạt giải Nhất toàn đoàn với thành tích 05 giải Nhất, 04 giải Nhì, 06 giải Ba và 07 giải Khuyến khích, cụ thể như sau:

I. GIẢI NHẤT:

1. Mô hình lắp ráp điều khiển hệ thống lạnh công nghiệp (nhóm tác giả Lê Thành Vũ, Võ Thành Kiệt, Bùi Mạnh Tuân, Lưu Mạnh Sơn, Nguyễn Minh Quang - Trường Cao đẳng Công Thương TP.HCM).

2. Mô hình hệ thống lắp ráp sản phẩm (nhóm tác giả Trần Xuân An, Nguyễn Anh Tuấn, Vũ Đình Nhường, Nguyễn Việt Khoa, Đào Thành Sung - Trường Cao đẳng Công Thương TP.HCM).

3. Mô hình Máy phay mini (nhóm tác giả Nguyễn Văn Vũ, Nguyễn Quốc Văn, Nguyễn Đăng Khoa, Trần Trọng Thuyết - Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng).

4. Mô hình Thực hành công nghiệp 4.0 (nhóm tác giả Châu Văn Bảo, Nguyễn Minh Đức Cường, Quách Minh Thử, Huỳnh Ngọc Mai, Trần Giang Nam, Trần Nam Anh, Trần Nguyên Bảo Trân - Trường Cao đẳng Lý Tự Trọng TP.HCM).

5. Mô hình hệ thống điện ô tô (nhóm tác giả Nguyễn Khắc Huân, Nguyễn Hữu Mạnh, Bùi Trọng Tân, Trần Văn Đông, Hà Quốc Bảo, Đinh Văn Đệ, Lê Tiến Dũng - Trường Cao đẳng Lý Tự Trọng TP.HCM).

II. GIẢI NHÌ:

1. Mô hình sửa chữa và vận hành cánh tay Robot (nhóm tác giả Phạm Hữu Lộc, Châu Văn Bảo, Trần Nguyên Bảo Trân, Tạ Minh Cường, Phan Thanh Hoàng, Cao Văn Tuấn, Lâm Viết Dũng - Trường Cao đẳng Lý Tự Trọng TP.HCM).

2. Mô hình quầy lạnh thương nghiệp (nhóm tác giả Phạm Hữu Lộc, Đinh Văn Đệ, Nguyễn Vũ Xuân Thì, Đinh Đồng Hiệp, Đặng Thế Huân, Phan Văn Hòa, Nguyễn Thành Nam - Trường Cao đẳng Lý Tự Trọng TP.HCM).

3. Mô hình thực hành dự án IOT (nhóm tác giả Trần Hồng Văn, Nguyễn Minh Chương, Nguyễn Duy Phú - Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức).

4. Mô hình thực hành Robot (nhóm tác giả Trầm Tiến Thịnh, Nguyễn Kim Đăng, Hoàng Minh Hạnh - Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức).

III. GIẢI BA:

1. Máy ép khuôn nhựa (nhóm tác giả Lê Thanh Phúc, Nguyễn Thanh Tiên, Trần Quản Quốc - Trường Cao đẳng Nghề TP.HCM).

2. Mô hình máy phay lăn răng (nhóm tác giả Nguyễn Đăng Khoa, Nguyễn Quốc Văn, Đặng Nguyễn Nhân, Dương Văn Ba - Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng).

3. Mô hình dạy học thực tập hệ thống truyền dẫn thông tin (nhóm tác giả Nguyễn Thanh Nhật Trường, Trần Vĩnh Thường, Kiều Thanh Phong, Nguyễn Quang Nguyên, Nguyễn Thành Trung, Nguyễn Văn Phước - Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật TP.HCM).

4. Mô hình máy Tiện CNC mini (nhóm tác giả Lê Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Phan Khánh Tâm, Lê Thành Nhân, Lâm Đức Sinh, Nguyễn Hải Bằng - Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật TP.HCM).

5. Mô hình phân loại sản phẩm được giám sát và điều khiển qua internet (nhóm tác giả Bốc Minh Trí, Đinh Văn Chuyên, Trần Thanh Hưng - Trường Trung cấp Bách Nghệ TP.HCM).

6. Mô hình nhà thông minh (nhóm tác giả Nguyễn Đại, Phạm Quang Minh - Trường Trung cấp Bách Nghệ TP.HCM).

IV. KHUYẾN KHÍCH

1. Mô hình máy bào ngang (nhóm tác giả Đặng Nguyễn Nhân; Nguyễn Đăng Khoa; Nguyễn Văn Vũ; Nguyễn Văn Thông - Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng).

2. Mô hình Hệ thống phân loại sản phẩm theo màu sắc (tác giả Nguyễn Phát Lợi - Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức).

3. Mô hình sửa chữa và vận hành cánh tay Robot (nhóm tác giả Phạm Hữu Lộc, Châu Văn Bảo, Trần Nguyên Bảo Trân, Tạ Minh Cường, Phan Thanh Hoàng, Cao Văn Tuấn, Lâm Viết Dũng - Trường Cao đẳng Lý Tự Trọng TP.HCM).

4. Mô hình ô tô điện được kết nối và chẩn đoán qua máy tính (nhóm tác giả Phạm Hữu Lộc, Nguyễn Anh Tuấn, Võ Quốc Duy, Kiều Trung Tín, Lâm Viết Dũng, Nguyễn Thành Nam, Nguyễn Hoàng Vinh - Trường Cao đẳng Lý Tự Trọng TP.HCM).

5. Mô hình thực hành lắp đặt, cấu hình hệ thống camera quan sát (nhóm tác giả Thái Hồ Phú Hào; Thái Kim Trọng; Hoàng Minh Hưng - Trường Trung cấp nghề Nhân Đạo).

6. Mô hình ứng dụng điện hóa trong xử lý nước thải (nhóm tác giả Nguyễn Xuân Thành Nam; Trần Thị Loan; Nguyễn Thái Phương - Trường Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II).

7. Thiết kế, điều khiển xe lăn ứng dụng trí tuệ nhân tạo (nhóm tác giả Đào Tăng Tín; Bùi Quang Hòa; Bùi Ngọc An - Trường Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II).

Chuyển đổi số nâng cao chất lượng GDNN

01/02/2024 09:30:19
Tháng 6-2023 UBND TP.HCM đã ban hành kế hoạch triển khai Chương trình chuyển đổi số (CĐS) trong giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trên địa bàn TP.HCM đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Đây là giải pháp để nâng cao chất lượng GDNN, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sử dụng lao động của thị trường lao động.