* ĐIỆN CÔNG NGHIỆP
1. TỔNG QUAN:
Điện Công Nghiệp giữ vai trò ổn định và phát triển hệ thống truyền tải điện phục vụ hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thương mại dịch vụ, dân sinh.
HSSV tốt nghiệp được trang bị các kiến thức về bản vẽ thiết kế của ngành điện, phân tích được nguyên lý các bản vẽ thiết kế điện như bản vẽ cấp điện, bản vẽ nguyên lý mạch điều khiển. Vận dụng được các nguyên tắc trong lắp ráp, sửa chữa các thiết bị điện. Lắp đặt và tổ chức lắp đặt đúng yêu cầu kỹ thuật cho hệ thống cấp điện của một xí nghiệp... Sửa chữa, bảo trì và chỉnh định các thiết bị điện trên các dây chuyền sản xuất, đảm bảo đúng trình tự và yêu cầu kỹ thuật…
2. NGHỀ NGHIỆP:
Sau khi tốt nghiệp, HSSV có thể làm việc tại các vị trí sau:
• Làm việc cho các công ty xây lắp điện với nhiều vị trí khách nhau như: bộ phận thiết kế mạng lưới điện công nghiệp, bộ phận quản lý - sản xuất thiết bị điện công nghiệp...
• Làm việc tại các nhà máy sản xuất: vận hành và bảo trì mạng lưới điện công nghiệp trong nội bộ công ty.
3. ĐỐI TƯỢNG:
• Cao đẳng: đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương
• Trung cấp: đã tốt nghiệp THCS hoặc tương đương
* CNTT (ỨNG DỤNG PHẦN MỀM)
1. ĐỐI TƯỢNG:
CNTT (Ứng dụng phần mềm) là người thiết kế, viết, thử nghiệm, biến đổi và tập hợp các ứng dụng phần mềm trên nền tảng hệ thống CNTT. Hầu như mọi thứ hiện nay đều được điều khiển, kiểm soát bằng phần mềm: từ văn phòng đến khu vực công cộng, máy nghe nhạc đến xe cộ… Nhu cầu phần mềm rất đa dạng.
HSSV tốt nghiệp có đủ kiến thức, kỹ năng và năng lực để hiểu được hiện trạng hệ thống thông tin quản lý của một số loại hình doanh nghiệp; biết lập kế hoạch và triển khai ứng dụng phần mềm; tham gia quản lý dự án phát triển phần mềm cho doanh nghiệp dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia; có khả năng làm việc độc lập và theo nhóm một cách chủ động, sáng tạo, hiệu quả nhằm giải quyết các tình huống đặt ra trong thực tiễn.
2. NGHỀ NGHIỆP:
Sau khi tốt nghiệp, HSSV sẽ làm việc trong các cơ quan, doanh nghiệp có nhu cầu ứng dụng phần mềm tin học trong các hoạt động quản lý, nghiệp vụ kinh doanh sản xuất. Cụ thể: Kỹ thuật viên chuyển giao phần mềm ứng dụng; kỹ thuật viên quản trị hệ thống phần mềm và cơ sở dữ liệu hoặc bạn cũng làm việc được trong các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực phần mềm tin học như: Lập trình viên phần mềm ứng dụng, kỹ thuật viên thiết kế web, kỹ thuật viên kiểm thử phần mềm.
3. ĐỐI TƯỢNG:
• Cao đẳng: đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương
• Trung cấp: đã tốt nghiệp THCS hoặc tương đương
* THIẾT KẾ ĐỒ HỌA
1. ĐỐI TƯỢNG:
Bạn đam mê hội họa, thích những dã lập nhân vật hoạt hình, yêu mến truyện tranh và trình bày, thiết kế những ấn phẩm đẹp, hứng thú với truyền thông bằng hình ảnh, hay những quảng cáo sản phẩm một cách ấn tượng.
Để giúp HSSV tạo ra những sản phẩm trên, chương trình đào tạo nghề “Thiết kế đồ họa” ở Trường Cao đẳng nghề TP.HCM cung cấp kiến thức, kỹ năng từ cơ bản đến nâng cao giúp HSSV nắm vững các phương pháp sáng tác, thiết kế các sản phẩm đồ họa công nghiệp và đồ họa văn hóa. Có kỹ năng thiết kế và sử dụng các công nghệ đồ họa hiện đại (phần mềm thiết kế: Photoshop, Indesign, digital, layout web, flash…).
2. NGHỀ NGHIỆP:
Sau khi tốt nghiệp, HSSV có thể tham gia đội ngũ họa sĩ TKĐH ở các công ty quảng cáo (thiết kế TVC, poster, giao diện web, giao diện phần mềm, các ứng dụng trên thiết bị di động…); công ty sự kiện (thiết kế các sản phẩm truyền thông hình ảnh…); các báo, tạp chí, nhà xuất bản (dàn trang, trình bày…).
3. ĐỐI TƯỢNG:
• Cao đẳng: đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương
• Trung cấp: đã tốt nghiệp THCS hoặc tương đương
* CHẾ BIẾN THỰC PHẨM
1. TỔNG QUAN:
Công nghệ thực phẩm là ngành chuyên về lĩnh vực bảo quản và chế biến nông sản; kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm trong quá trình chế biến thực phẩm; nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, vận hành dây chuyền sản xuất – bảo quản, tạo nguyên liệu mới trong lĩnh vực thực phẩm hoặc dược phẩm, hóa học,…
HSSV tốt nghiệp nắm vững vàng những kiến thức cơ bản về khoa học thực phẩm, về hoá sinh thực phẩm, vi sinh thực phẩm, dinh dưỡng thực phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm ...Thông thạo các kiến thức bổ trợ của ngành thực phẩm: vẽ kỹ thuật, xử lý môi trường, marketting, bao bi, phụ gia thực phẩm. Vận hành thành thạo các trang thiết bị phức tạp trên dây chuyền sản xuất, chế biến thực phẩm.
2. NGHỀ NGHIỆP:
Sau khi tốt nghiệp, HSSV có thể làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu phát triển kỹ thuật bảo quản chế biến các loại rau trái, nông thủy hải sản; các đơn vị sản xuất kinh doanh, chế biến đường, sữa, rượu, bia, nước giải khát, bánh kẹo, chế biến thịt cá, hải sản, gạo...; kiểm tra chất lượng sản phẩm thực phẩm, các viện, trường thuộc lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản hoặc làm cán bộ các cơ quan ban ngành thuộc sở nông nghiệp, sở công nghiệp...
3. ĐỐI TƯỢNG:
• Cao đẳng: đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương
• Trung cấp: đã tốt nghiệp THCS hoặc tương đương
* KỸ THUẬT SỬA CHỮA, LẮP RÁP MÁY TÍNH
1. TỔNG QUAN:
Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, máy tính đang ngày càng trở lên phổ biến trong xã hội của chúng ta. Nghề Kĩ thuật sửa chữa và Lắp ráp máy tính là một lựa chọn được nhiều bạn trẻ đam mê và yêu thích máy tính theo đuổi.
HSSV tốt nghiệp, có thể trình bày được phương pháp thiết kế và thay thế tương đương một số board, card, Ram tương đương trong máy tính để bàn và Laptop, máy in (Printer)... cấu tạo, nguyên lý làm việc và các chỉ tiêu cơ bản của các loại mạch điện bên trong máy tính để bàn và Laptop như Mainboard, CD-ROM, Hardisk, nguồn, Ram, CPU… và các thiết bị ngoại vi như: Mouse, Keyboard, Printer, Modem, máy in, loa, Ampli…Sửa chữa, thay thế được mạch điện tử của các mạch điện bên trong máy tính để bàn và Laptop như Mainboard, CD-ROM, Hardisk, nguồn, Ram, CPU… và các thiết bị ngoại vi như: Mouse, Keyboard, Printer, Modem, máy in, loa, Ampli…
2. NGHỀ NGHIỆP:
Sau khi tốt nghiệp, HSSV có thể làm việc tại các vị trí sau:
• Thành lập công ty TNHH mua bán máy tính.
• Kĩ thuật viên cho các công ty phân phối và bảo trì các thiết bị máy tính.
• Nhân viên kĩ thuật lắp ráp cho các khu công nghệ cao.
• Nhân viên văn phòng, nhân viên kĩ thuật bảo trì máy tính và hệ thống mạng tại bộ phận vận hành và phát triển công nghệ thông tin của các cơ quan, nhà máy, trường học, UBND phường xã, quận huyện, các doanh nghiệp có ứng dụng CNTT.
• Nhân viên văn phòng, nhân viên kĩ thuật phụ trách máy tính tại các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp dạy nghề, trường phổ thông.
3. ĐỐI TƯỢNG:
• Cao đẳng: đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương
• Trung cấp: đã tốt nghiệp THCS hoặc tương đương
* KỸ THUẬT LẮP ĐẶT ĐIỆN VÀ ĐIỀU KHIỂN TRONG CÔNG NGHIỆP
1. TỔNG QUAN:
Theo xu hướng phát triển của nước ta ngày nay, công tác lắp đặt – vận hành – giám sát – bảo trì các hệ thống điện, hệ thống an toàn của các tòa nhà hay xí nghiệp đang là nhu cầu thiết yếu. Tuy nhiên với đặc thù của nghề có nhiều nhiệm vụ khác nhau nên người học cần phải lựa chọn hướng làm việc sau này của mình để tập trung rèn luyện các kỹ năng liên quan.
HSSV tốt nghiệp có đủ kiến thức, kỹ năng và năng lực vận hành, lắp đặt, sửa chữa thành thạo các thiết bị, hệ thống cung cấp điện công nghiệp, hệ thống điện, các mạch điện đơn giản; có khả năng chỉ đạo tổ, nhóm làm việc, tổ chức và quản lý được quá trình sản xuất, thi công, xử lý được các tình huống kỹ thuật tương đối phức tạp… Quản lý, giám sát và vận hành các thiết bị trong hệ thống tự động hóa; Ứng dụng các phương pháp mô hình hoá, các phần mềm chuyên dùng trong thiết kế hệ thống điều khiển vừa và nhỏ; Lắp đặt, cài đặt, lập trình điều khiển và hiệu chỉnh các khâu đơn lẻ, tích hợp cho một số dây chuyền tự động hóa điển hình ứng dụng điều khiển bằng PLC.
2. NGHỀ NGHIỆP:
Sau khi tốt nghiệp, HSSV có thể làm việc tại: các công trình xây lắp đường dây và trạm biến áp có cấp điện áp ≤ 35kV; các doanh nghiệp quản lý, kinh doanh và chiếu sáng công trình đô thị, khu công nghiệp; các doanh nghiệp sản xuất và lắp đặt thiết bị điện và dây chuyền sản xuất công nghiệp…
3. ĐỐI TƯỢNG:
• Cao đẳng: đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương
* KỸ THUẬT MÁY LẠNH VÀ ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ
1. TỔNG QUAN:
“Nghề Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí” là nghề chuyên lắp đặt, vận hành, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống máy lạnh và điều hòa không khí như: Hệ thống máy lạnh trong các kho lạnh, hệ thống máy lạnh thương nghiệp, máy kem, máy đá, tủ lạnh; hệ thống điều hòa không khí trung tâm, điều hòa không khí cục bộ… đúng yêu cầu kỹ thuật, đạt năng suất, an toàn.
HSSV tốt nghiệp có thể thực hiện công tác an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp; lắp đặt hệ thống máy lạnh công nghiệp; lắp đặt hệ thống máy lạnh thương nghiệp; lắp đặt hệ thống điều hoà không khí trung tâm; lắp đặt hệ thống điều hoà không khí cục bộ; vận hành hệ thống máy lạnh; vận hành hệ thống điều hoà không khí trung tâm; bảo trì – Bảo dưỡng hệ thống lạnh; sửa chữa hệ thống lạnh; nâng cao nghiệp vụ chuyên môn; tổ chức lao động; giao tiếp với khách hàng.
2. NGHỀ NGHIỆP:
Sau khi tốt nghiệp, HSSV được bố trí làm việc ở các cơ sở, các công ty dịch vụ chuyên ngành, siêu thị, Các nhà máy bia, chế biến sữa, bảo quản thủy hải sản; các nhà máy chế tạo thiết bị máy lạnh, điều hòa không khí, các công ty, tập đoàn thi công lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa máy lạnh và điều hòa không khí.
3. ĐỐI TƯỢNG:
• Cao đẳng: đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương
• Trung cấp: đã tốt nghiệp THCS hoặc tương đương
* CÔNG NGHỆ Ô TÔ
1. TỔNG QUAN:
Công nghệ ô tô là ngành học tích hợp kiến thức của nhiều lĩnh vực: cơ khí, tự động hóa, điện - điện tử và công nghệ chế tạo máy, chuyên về khai thác, sử dụng và quản lý dịch vụ kỹ thuật ô tô như điều hành sản xuất phụ tùng, lắp ráp, cải tiến, nâng cao hiệu quả sử dụng.
HSSV tốt nghiệp được trang bị kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về cơ khí ô tô – máy động lực, hệ thống truyền động – truyền lực, cơ cấu khí, hệ thống điều khiển,… để có khả năng áp dụng những nguyên lý kỹ thuật cơ bản, kỹ năng thực hành cao và các kỹ năng liên quan đến ô tô. Ngoài ra, HSSV còn được chú trọng cung cấp các kỹ năng chuyên môn như khai thác, sử dụng và dịch vụ kỹ thuật ô tô cũng như hoạt động điều khiển và lắp ráp, góp phần cải tiến, nâng cao hiệu quả sử dụng phương tiện và phương thức kinh doanh ô tô trên thị trường. Đây là những kỹ năng hết sức cần thiết cho một kỹ sư ngành Công nghệ Kỹ thuật ô tô trong tương lai.
2. NGHỀ NGHIỆP:
Sau khi tốt nghiệp, HSSV có thể đảm nhận các vị trí như: Kỹ sư vận hành, giám sát sản xuất phụ tùng, phụ kiện và lắp ráp ô tô, máy động lực tại các nhà máy sản xuất, cơ sở sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng ô tô; Kiểm định viên tại các trạm đăng kiểm ô tô; Nhân viên kinh doanh tại các doanh nghiệp kinh doanh ô tô, phụ tùng ô tô;..
3. ĐỐI TƯỢNG:
• Cao đẳng: đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương
• Trung cấp: đã tốt nghiệp THCS hoặc tương đương
* BẢO TRÌ HỆ THỐNG THIẾT BỊ CƠ KHÍ
1. TỔNG QUAN
Bảo trì thiết bị cơ khí là quá trình tiếp thu các kiến thức chuyên môn và thực hành bảo trì thiết bị cơ khí trong các cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh, bảo dưỡng thiết bị cơ khí…tại các xưởng hoặc phòng kỹ thuật.
HSSV tốt nghiệp sẽ biết quy trình lắp đặt, kiểm tra, vận hành và bảo trì hệ thống thiết bị cơ khí bao gồm các máy công cụ vạn năng và chuyên dùng; đọc, hiểu được các thông số kỹ thuật kèm theo hệ thống các thiết bị cơ khí của nhà sản xuất bằng tiếng Việt; theo dõi tình trạng kỹ thuật trong quá trình hoạt động, phát hiện và xử lý kịp thời những biểu hiện bất thường của các thiết bị cơ khí, thay thế các chi tiết và bộ phận hư hỏng đúng yêu cầu kỹ thuật đảm bảo sự vận hành bình thường của hệ thống.
2. NGHỀ NGHIỆP
Sau khi tốt nghiệp, HSSV có nhiều cơ hội tìm việc làm đúng với chuyên ngành đào tạo hoặc làm trong các ngành khác có liên quan đến lĩnh vực cơ khí, cụ thể:
• Tổ trưởng, nhóm trưởng, nhân viên bảo dưỡng, bảo trì, sửa chữa các thiết bị cơ khí tại các phân xưởng hoặc tại phòng kỹ thuật trong các cơ sở sản xuất cơ khí;
• Làm việc tại các doanh nghiệp chuyên bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị cơ khí;
• Làm việc tại các công ty chuyên cung cấp thiết bị cơ khí;
3. ĐỐI TƯỢNG
• Cao đẳng: đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương
* KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP
1. TỔNG QUAN:
Kế toán là một quá trình ghi nhận, phân loại, tổng hợp, phân tích và chuyển tải thông tin tài chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh để quản lý đơn vị.
HSSV tốt nghiệp có đủ kiến thức, kỹ năng và năng lực phân tích và đánh giá tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp, thành thạo nghiệp vụ về kế toán: lập chứng từ, xử lý chứng từ kế toán, lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế, sử dụng thành thạo các phần mềm kế toán.
2. NGHỀ NGHIỆP:
Sau khi tốt nghiệp, HSSV có thể làm việc trong các lĩnh vực: kế toán, thuế, kiểm toán, tài chính tại các doanh nghiệp, cơ quan tổ chức, ở những vị trí:
• Kế toán viên (kế toán tiền, kế toán hàng tồn kho, kế toán công nợ, kế toán lương, kế toán tài sản cố định, kế toán thuế…).
• Kiểm toán viên nội bộ; kiểm toán viên độc lập; kiểm toán viên nhà nước.
3. ĐỐI TƯỢNG:
• Cao đẳng: đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương
• Trung cấp: đã tốt nghiệp THCS hoặc tương đương
* ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP
1. TỔNG QUAN:
Đời sống công nghệ hiện đại không thể nào thiếu được các thiết bị điện và điện tử. Các thiết bị này phổ biến ở khắp các hộ gia đình, trong các thiết bị giải trí, trong nhà máy sản xuất và có thể nói là tất cả mọi nơi có con người.
HSSV tốt nghiệp có thể thực hiện lắp ráp, vận hành các thiết bị điện tử trong xí nghiệp và dây chuyền công nghiệp; lắp đặt và sửa chữa, bảo dưỡng các mạch điện tử cơ bản; lắp đặt và sửa chữa bảo dưỡng các khí cụ điện hạ thế; lắp đặt và sửa chữa, bảo dưỡng các bộ điều khiển; lắp đặt và sửa chữa các vi mạch số và IC thông dụng; lắp đặt các hệ thống đo lường điện tử; lắp đặt các tủ điều khiển thiết bị công nghiệp, các thiết bị và hệ thống bảo vệ, các bảng mạch điện tử công nghiệp; kiểm tra sửa chữa được các hư hỏng trên thiết bị điện tử công nghiệp; thay thế tương đương, linh kiện, mạch điện hư hỏng đơn giản trên thiết bị điện tử công nghiệp; xử lý một số tình huống phát sinh trong quá trình làm việc của thiết bị; lập trình đơn giản các phần mềm khi có sự cố; kết nối mạch điện đúng theo sơ đồ nguyên lý; chống ẩm và rò điện tốt cho thiết bị; vận hành chạy thử toàn bộ mạch điện; thực hiện các biện pháp an toàn lao động, an toàn điện và vệ sinh công nghiệp.
2. NGHỀ NGHIỆP:
Sau khi tốt nghiệp, HSSV thường được bố trí làm việc ở các nhà máy hoặc phân xưởng, các công ty, doanh nghiệp điện điện tử. Làm việc trong các tổ cơ điện, phòng bảo dưỡng bảo trì thiết bị điện của các nhà máy, xí nghiệp.
3. ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH:
• Cao đẳng: đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương
* QUẢN TRỊ MẠNG MÁY TÍNH
1. TỔNG QUAN:
Quản trị mạng hay còn gọi là “Network administrator”. Người làm quản trị mạng là người thiết kế hệ thống bảo mật, giữ gìn hệ thống này và ngăn chặn những vị khách không mời muốn phá hoại dữ liệu của hệ thống. Là người nắm giữ toàn bộ thông tin của hệ thống, quản trị viên có nhiệm vụ đảm bảo an toàn, nâng cao tính bảo mật, nắm được các kỹ thuật xâm nhập và các biện pháp phòng, chống tấn công của các hacker.
HSSV tốt nghiệp có kiến thức cơ bản, cần thiết về cấu trúc dữ liệu và giải thuật, cơ sở dữ liệu. Các kiến thức ở mức độ hiểu biết về cấu trúc máy vi tính và các nguyên lý hoạt động của các thiết bị ngoại vi. Hiểu biết về cơ sở hạ tầng mạng, quản trị mạng máy tính, bảo trì hệ máy tính và thống mạng máy tính, kiến thức cơ bản về an ninh, an toàn và bảo mật mạng máy tính.
2. NGHỀ NGHIỆP:
Sau khi tốt nghiệp, HSSV có thể thiết kế các hệ thống mạng, thi công, cài đặt và vận hành hệ thống mạng máy tính tại các công ty, doanh nghiệp, trường học,…hoặc làm việc ở các cơ quan, đơn vị chuyên ngành, các cơ quan đơn vị hành chính sự nghiệp, các dịch vụ thuộc phần cứng và mạng máy tính.
3. ĐỐI TƯỢNG:
• Cao đẳng: đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương
• Trung cấp: đã tốt nghiệp THCS hoặc tương đương
* QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP VỪA & NHỎ
1. TỔNG QUAN:
Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ với mục tiêu trang bị kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp để người học có thể xây dựng mối quan hệ với khách hàng và triển khai các hợp đồng kinh doanh; thành lập, điều hành doanh nghiệp; kiểm soát tình hình tài chính của doanh nghiệp, dự toán kinh phí thực hiện và thẩm định các dự án đầu tư trong xu thế hội nhập kinh tế.
HHSV tốt nghiệp được trang bị kiến thức về Doanh nghiệp, Quản trị doanh nghiệp, Pháp luật, kinh tế - xã hội trong việc thực hiện nghiệp vụ quản trị doanh nghiệp; xác định được cơ cấu tổ chức bộ máy phù hợp với loại hình doanh nghiệp; có khả năng xác định các phương pháp quản trị phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp và phân tích được hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp;
2. NGHỀ NGHIỆP:
Sau khi tốt nghiệp, HSSV lập được báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; thiết lập mối quan hệ giữa doanh nghiệp với các đối tác; có khả năng hoạch định chiến lược, kế hoạch kinh doanh, biết tổ chức hoạt động kinh doanh và tạo lập doanh nghiệp mới quy mô vừa và nhỏ.
3. ĐỐI TƯỢNG:
• Cao đẳng: đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương