Quyết định số 1150/QĐ-LĐTBXH ngày 18/7/2017 của Bộ Lao động–Thương binh và Xã hội về việc đổi tên trường Cao đẳng nghề Thủ Đức thành trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật Thủ Đức; Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thủ Đức tiền thân là Trung tâm Dạy nghề Huyện Thủ Đức được thành lập năm 1985, là một trong những đơn vị dạy nghề của thành phố được thành lập sớm nhất, có chức năng đào tạo nghề theo nhu cầu xã hội, thị trường lao động, đồng thời góp phần cung ứng nguồn lao động có tay nghề cho các doanh nghiệp trên địa bàn Quận và các khu công nghiệp trên địa bàn lân cận thuộc các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương….
Qua mười hai năm hoạt động, với những hiệu quả nhất định mang lại rất thiết thực và cụ thể, ngày 01/04/1997 Huyện Thủ Đức được Chính phủ cho phép chia tách thành ba Quận: Thủ Đức, Quận 9, Quận 2. Do vậy Trung tâm được đổi tên thành Trung tâm Dạy nghề Quận Thủ Đức vào năm 1997 theo Quyết định số 749/QĐ-UB ngày 16/12/1997 của UBND Quận Thủ Đức. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quận Thủ Đức nhiệm kỳ II (2000 – 2005) đồng thời với đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Quận đến năm 2020, cũng là nguyện vọng chính đáng của Đảng bộ chính quyền và nhân dân Quận Thủ Đức muốn có một trường công nhân kỹ thuật để có thể phát triển và giữ vững vai trò chủ đạo trong hệ thống dạy nghề của Nhà nước. Ngày 16/9/2002 Trung tâm đã có Tờ trình số: 1109/UB-TTDN về việc “Cải tạo nâng cấp Trung tâm Dạy nghề Thủ Đức thành Trường Công nhân Kỹ thuật Quận Thủ Đức” được UBND Quận Thủ Đức chấp thuận và trình UBND Thành phố và Sở Lao động TBXH phê duyệt. Do vậy ngày 14/3/2003 UBND Thành phố đã có Quyết định số: 961/QĐ-UB thành lập Trường Kỹ thuật Công nghiệp Thủ Đức tiếp đến ngày 17/02/2004 Chủ tịch UBND Thành phố phê duyệt “Dự án đầu tư xây dựng cải tạo Trường Kỹ thuật Công nghiệp Thủ Đức” (Quyết định số: 612/QĐ-UB ngày 17/2/2004 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh) với tổng mức đầu tư: 34 tỷ 779 triệu đồng (Ba mươi bốn tỷ, bảy trăm bảy mươi chín triệu đồng).
Dự án cải tạo, xây dựng mới trường được khởi công ngày 06.03.2006, thời gian xây dựng là 12 tháng, trường phải bàn giao toàn bộ mặt bằng để đảm bảo tiến độ xây dựng nhưng trường phải đảm bảo hoạt động liên tục. Do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan đến cuối năm 2008 phần xây dựng mới hoàn thành nên trong khoảng thời gian hai năm (2006 – 2008) trường hoạt động trong môi trường và điều kiện hết sức khó khăn như: do quá trình xây dựng môi trường sư phạm bị ảnh hưởng, làm ảnh hưởng nhất định đến hoạt động dạy nghề của trường. Bộ máy tổ chức quản lý điều hành, công tác nhân sự phải điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với mục tiêu của trường trong việc đào tạo nguồn nhân lực, thời gian thay đổi nhanh (trước ngày 01/6/2007 hoạt động chưa được điều chỉnh theo luật dạy nghề , nhưng sau ngày 01/6/2007 trường phải hoạt động tuân thủ nghiêm chỉnh Luật dạy nghề) việc thực hiện và áp dụng luật gặp nhiều trở ngại do thiếu và chậm của các văn bản hướng dẫn dưới luật. Nhưng với sự nổ lực phấn đấu vượt qua khó khăn và hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao.
Ngày 09/8/2007, UBND Thành phố đã ban hành quyết định thành lập Trường Trung cấp nghề Thủ Đức trực thuộc UBND Quận Thủ Đức (Quyết định số 3603/QĐ-UB ngày 09/8/2007 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh).
Ngày 26/6/2015, Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội ban hành quyết định số 885/QĐ-LĐTNXH về việc thành lập trường Cao đẳng nghề Thủ Đức.
Đến năm 2017, trường được đổi tên thành trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thủ Đức theo Quyết định số 1150/QĐ-LĐTBXH ngày 18 tháng 7 năm 2017 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc đổi tên trường Cao đẳng nghề Thủ Đức thành trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thủ Đức với chức năng nhiệm vụ và mục tiêu:
- Đào tạo nghề nghiệp từ hướng cung sang hướng cầu của thị trường lao động, bằng cách phát triển dạy nghề gắn chặt với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và định hướng phát triển của Quận và Thành phố.
- Tiếp tục mở rộng ngành nghề, tăng số lượng, chất lượng và hiệu quả đào tạo theo yêu cầu của xã hội và doanh nghiệp ở cả các cấp trình độ đào tạo của trường: Cao đẳng, Trung cấp và thường xuyên đáp ứng nhu cầu đa dạng và nâng cao khả năng phục vụ cộng đồng, góp phần đắc lực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo một cách bền vững, trong đó tập trung phát triển những nghề mới có nhu cầu lớn đáp ứng yêu cầu phát triển của Quận, Thành phố đồng thời có tính đến yêu cầu khu vực lân cận.
- Liên kết hợp tác với các trường, cơ sở dạy nghề, các doanh nghiệp trong và ngoài nước để chuyển giao công nghệ, phương pháp giảng dạy, chương trình đào tạo..
- Hợp tác nghiên cứu khoa học về dạy nghề, nghiên cứu ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ dạy nghề tiên tiến để nâng cao chất lượng đào tạo nghề nghiệp.