Thí điểm cơ chế Hội đồng kỹ năng ngành cho các nghề trong lĩnh vực công nghiệp và hội đồng GDNN cấp tỉnh

15/04/2021 10:01:18
     Ngày 13/4/2021, tại TPHCM, VCCI phối hợp với GIZ và Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp ( Bộ LĐ – TBXH) tổ chức Hội thảo lấy ý kiến đóng góp thí điểm cơ chế Hội đồng kỹ năng ngành cho các nghề trong lĩnh vực công nghiệp và Hội đồng Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) cấp tỉnh.
Ông Hà Đức Ngọc, Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chia sẻ tại Hội thảo

     Tham dự Hội thảo có ông Hà Đức Ngọc, đại diện Tổng cục GDNN, đại diện Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam, chi nhánh tại TPHCM (VCCI), Tổ chức GIZ, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội một số tỉnh, thành cùng lãnh đạo các trường Cao đẳng, trung cấp, các doanh nghiệp trên địa bàn TPHCM và các tỉnh lân cận.

     Theo đại diện VCCI cho biết, mục đích của Hội thảo là nhằm lấy ý kiến đóng góp của các chuyên gia, lãnh đạo các cơ sở GDNN, đơn vị doanh nghiệp và cơ quan quản lý Nhà nước về GDNN chuẩn bị thí điểm cơ chế hội đồng kỹ năng ngành cho 4 ngành Cơ khí, Điện công nghiệp, Điện tử và Cơ điện tử trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và TPHCM. Đồng thời, đề xuất, kiến nghị về các giải pháp nhằm tạo hành lang pháp lý cho Hội đồng Kỹ năng ngành trong lĩnh vực GDNN cấp tỉnh.

     VCCI cũng cho rằng, trong thời gian qua hoạt động gắn kết  giữa các cơ sở GDNN, các đơn vị doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước còn gặp nhiều khó khăn và chưa có kết nối chặt chẽ, chưa tìm được tiếng nói chung. Ngoài ra, cơ quan quản lý nhà nước chưa tạo ra được khung pháp lý về việc hỗ trợ, phát triển nguồn nhân lực cho các ngành nghề có thế mạnh giữa các cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp trong việc tiếp nhận nguồn nhân lực. Đồng thời, các lợi ích mang lại giữ các bên chưa rõ ràng, chưa gắn kết cung cầu dẫn đến hiệu quả mang lại giữa các bên còn mờ nhạt. Chính vì vậy, tháng 12/2020, VCCI đã phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Nai và Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TPHCM tổ chức các Hội thảo nhằm gắn kết xây dựng cung cầu lao động và hỗ trợ các cơ sở GDNN và các doanh nghiệp trong việc kết nối cung cầu, hợp tác đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực các ngành trọng yếu tại địa phương.

     Theo đánh giá của VCCI, bức tranh tổng thể về cung cầu trên thị trường lao động về 4 ngành cơ khí, điện công nghiệp, điện tử và cơ điện trên địa bàn TPHCM và tỉnh Đồng Nai cho thấy: Đồng Nai là một trong 5 tỉnh có nhu cầu tuyển dụng cao nhất, đặc biệt trong các ngành công nghiệp trọng điểm ( cơ khí, điện, điện tử). Năm 2019, toàn tỉnh Đồng Nai có số lao động trên 1,2 triệu người, hàng năm tỉnh cần bổ sung thêm khoảng 80.000 đền 85.000 lao động, trong đó có trên 17.000 lao động kỹ thuật trính độ trung cấp trở lên. Ngoài ra, dự kiến nhu cầu lao động tại Cảng hàng không Quốc tế Long Thành giai đoạn 1 là gần 14 ngàn người ( chưa bao gồm nhu cầu lao động đáp ứng giai đoạn xây dựng Cảng hàng không). Nếu tính cơ cấu trình độ lao động thì có hơn 5.800 lao động trình độ từ đại học trở lên, hơn 6000 lao động trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp và hơn 1.900 lao động phổ thông. Trong khi đó, năng lực đạo tạo của tỉnh trong giai đoạn 20216 – 2019 chỉ đạt 295 ngàn người, trong đó có 44,3 ngàn người trình độ trung cấp trở lên chủ yếu phục vụ các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Năng lực đào tạo chưa đáp ứng nhu cầu cung cấp nguồnm nhân lực đã qua đào tạo cho địa phương, đặc biệt là để phục vụ nhu cầu lao động tại Cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Hà Đức Ngọc, Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp phát biểu tại Hội thảo

     Còn tại TPHCM về nhu cầu nhân lực giai đoạn 2021 – 2025, thành phố cần trên 310.000 – 330.000 người/năm. Thành phố ưu tiên phát triển nguồn nhân lực cho những ngành có hàm lượng công nghệ cao, giá trị tăng cao, đảm bảo nhu cầu lao động chất lượng cao cho 9 ngành dịch vụ, 04 ngành công nghiệp chủ lực ( cơ khí chế tạo chính xác và tự động hoá; Điện tử và công nghệ thông tin; chế biến thực phẩm theo hướng tinh chế’ hoá chất – Hoá dược Mỹ phẩm). Trong đó, nhu cầu nhân lực thành phố năm 2021 cần khoảng 270.000 – 300.000 chỗ làm việc, trong đó có 140.000 chỗ làm việc mới. Nhu cầu nhân lực năm 2021 chủ yếu tấp trung vào các ngành: Kinh doanh – thương mại chiếm 20,16% tổng nhu cầu, điện tử - công nghệ thông tin chiếm chiếm 10,96%; dịch vụ - phục vụ chiếm 7,25%; cơ khí tự động hoá chiếm 5,60%, vận tải – kho bãi – dịch vụ cảng chiếm 5,41%...

     Nhu cầu nhân lực qua đào tạo chiếm 85,8%, trong đó nhu cầu nhân lực có trình độ Sơ cấp chiếm 25,21%, Trung cấp chiếm 21,3%, Cao đẳng chiếm 18%, Đại học chiếm chiếm 21,29%. Như vậy, tổng nhu cầu nhân lực qua đào tạo các trình độ GDNN chiếm 65,51%, tương ứng với 187.53 chỗ việc làm. So với năng lực đào tạo lao động qua các trình độ GDNN của thành phố năm 2020 là 141.832 người ( chưa tính người tồt nghiệp rời thành phố về làm việc ở địa phương khác) thì thành phố sẽ thiếu ít nhất khoảng 27 ngàn đến 46 ngàn lao động. Vì vậy, yêu cầu đặt ra là phải có các giải pháp hiệu quả để thu hút lao động qua trình độ GDNN từ các địa phương khác về làm việc tại thành phố, đáp ứng nhu cầu nhân lực lao động qua đào tạo của thành phố.

Ông Đặng Minh Sự, Trưởng phòng GDNN, Sở LĐ - TBXH TPHCM chia sẻ tại Hội thảo

     Chính vì vậy, việc thí điểm thành lập Hội đồng kỹ năng nghề và Hội đồng GDNN cấp tỉnh là rất cần thiết nhằm đáp ứng nhân lực trong các ngành trọng yếu hiện nay tại các tỉnh, thành phố. Bên cạnh đó, việc thí điểm mô hình thành lập Hội đồng ngành cũng là cơ hội và thách thức đối với các cơ sở GDNN trong việc triển khai liên kết đào tạo, đặt hàng đào tạo theo yêu cầu của doanh nghiệp.

     Theo ông Hà Đức Ngọc, Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho biết: Việc thí điểm mô hình Hội đồng kỹ năng ngành và Hội đồng GDNN cấp tỉnh là mô hình mới chưa có tiền lệ nên cần có các bước đánh giá, khảo sát, nhìn nhận và phân tích kỹ lượng khách quan cũng như các đề xuất, kiến nghị của VCCI, GIZ, cơ quan quản lý nhà nước về GDNN cấp tỉnh và các cơ sở GDNN trước khi thí điểm và triển khai nhằm đạt được mục tiêu và hiệu quả của mô hình.

     Theo ông Ngọc, để doanh nghiệp tham gia tích cực vào hoạt động GDNN thì cần phải cho các doanh nghiệp biết họ cần làm gì? Doanh nghiệp phải gắn kết và tham gia với các cơ sở GDNN để đánh giá hiệu quả về công tác đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực. Đồng thời, cần chia sẽ các lợi ích của các bên liên quan về các cơ chế, chính sách, tài chính, thuế để các bên cùng hợp tác có hiệu quả, mang lại sảm phấm nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng cung cầu, thị trường lao động.

Đại diện Hiệp hội gỗ tỉnh Bình Dương chia sẻ tại Hội thảo về công tác đào tạo nguồn nhân lực gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp

     Chia sẽ tại Hội thảo, ông Đặng Minh Sự, Trưởng phòng GDNN, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TPHCM cho biết: Việc thí điểm thành lập Hồi đồng kỹ năng ngành và Hội đồng GDNN cấp tỉnh hiện nay còn vướng về khung pháp lý, cơ chế, chính sách. Vì hiện nay chưa có văn bản nào quy định cho phép việc thành lập Hội đồng kỹ năng ngành và Hội đồng GDNN cấp tỉnh. Do đó, TP hiện chưa có cơ sở đề đề xuất, tuy nhiên hiện nay Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TP đang trình Uỷ ban nhân dân TP ban hành quy định về việc thành lập Hội đồng trường trong các cơ sở Giáo dục nghề nghiệp của TP và đây cũng là cơ sở khi đủ điều kiện sẽ xin ý kiến đóng góp xây dựng thí điểm mô hình Hội đồng kỹ năng ngành và Hội đồng GDNN cấp tỉnh.

Ông Trần Anh Tuấn, Phó chủ tịch Thường trực Hội GDNN TPHCM phát biểu

     Còn theo ông Trần Anh Tuấn, Phó chủ tịch Thường trực Hội GDNN TPHCM cho rằng: Việc thí điểm thành lập mô hình Hội đồng Kỹ năng ngành cũng là một điểm mới trong hoạt động GDNN. Mô hình này nếu thành công sẽ góp phần gắn kết các cơ sở GDNN, doanh nghiệp và cơ quan quản lý Nhà nước trong việc phát triển nhân lực 4 ngành trọng yếu nêu trên. Tuy nhiên để thành lập mô hình điểm cũng cần đánh giá, khảo sát, đề xuất các ý kiến, kiến nghị của các bên để từ đó triển khai một cách có hiệu quả, nếu không việc thành lập mô hình này cũng không mang lại ích cho các bên trong việc gắn kết và đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp, ông Tuấn chia sẻ.

TS. Nguyễn Thị Hằng - Hiệu trường Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II phát biểu tại Hội thảo

     Nhìn nhận ở một góc độ khác, TS. Nguyễn Thị Hằng – Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II cho rằng: Việc thí điểm thành lập Hội đồng Kỹ năng nghề tại các cơ sở GDNN sẽ góp phần gắn kết giữa nhà trường, doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước nhằm tháo gỡ những khó khăn trong công tác đào tạo nhân lực cho các ngành trọng yếu trong thời gian qua. Hiên nay tuy chưa có văn bản nào quy định về việc thành lập Hội đồng Kỹ năng ngành, song các trường cũng có thể xây dựng chương trình, mục tiêu, nhiệm vụ của mình để từ đó làm cơ sở đề xuất, kiến nghị đi đến việc thành lập Hội đồng Kỹ năng nghành. TS. Nguyễn Thị Hằng cũng chia sẽ: Trong thời gian qua, Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II đã xây dựng nhiều chương trình hợp tác đào tạo và được các tổ chức và doanh nghiệp đánh giá cao về các ngành, nghề đào tạo. Điển hình như nghề cấp thoát nước nhà trường phối hợp với Dự án của GIZ Đức hỗ trợ trong việc đào tạo và gắn kết với doanh nghiệp để cung cấp nhân lực cho các doanh nghiệp. Qua triển khai dự án đào tạo nghề cấp thoát nước 100% học viên sau khi học xong đã được các doanh nghiệp tuyển dụng và đánh giá cao về chất lượng nguồn nhân lực do nhà trường cung cấp.

Đại diện các doan nghiệp trong ngành logistics phát biểu tại Hội thảo

     Tại Hội thảo nhiều ý kiến của các đơn vị doanh nghiệp, cơ sở GDNN cũng chia sẽ về những kinh nghiệm trong việc gắn kết đào tạo, xây dựng chương trình đào tạo, cơ chế, chính sách của nhà nước và trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc phối hợp, đồng hành hành với công tác đào tạo nguồn nhân lực phục vụ đất nước.

Vương Linh

Nguồn: http://m.laodongxahoi.net/