Trường Trung cấp nghề Ngọc Phước

Tên cơ sở: Trường Trung cấp nghề Ngọc Phước
Cơ quan chủ quản:
Điện thoại: 02837174610
Fax:
Email: ngocphuocedu@gmail.com
Địa chỉ: 159/13 Lê Thị Riêng, phường Thới An, quận 12, TP.HCM
Giới thiệu chung:

I./ Giới thiệu sơ lược trường Trung Cấp Ngọc Phước

Trường Trung cấp nghề Ngọc Phước được thành lập theo Quyết định số 4562/QĐ-UBND ngày 02 tháng 10 năm 2009 của UBND Tp.HCM, nằm ở vị trí thuận lợi, cách Quốc lộ 1 A 300m.

Trường có quy mô xây dựng ban đầu 04 tầng, tổng diện tích sử dụng 3.000 m2 nằm trong quần thể có tổng diện tích 11.000m2 với rất nhiều cây xanh và hoa cảnh tạo nên một nét sinh thái thiên nhiên hài hòa yên tĩnh, là môi trường sư phạm lý tưởng. Ngoài ra Trường còn là nơi giao lưu văn hóa của thanh niên trên đại bàn, giúp họ định hướng nghề nghiệp, nâng cao kinh nghiệm sống.

Ngày 25/7/2009, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) quận Gò Vấp phối hợp với LĐLĐ thành phố tổ chức lễ gắn biển công trình xây dựng mới, trường Trung cấp nghề Ngọc Phước và đây là một công trình chào mừng kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 – 28/7/2009).

Ngày 23 tháng 10 năm 2009, tại Trường trung cấp nghề Ngọc Phước đã diễn ra lễ Công bố quyết định thành lập Trường. Buổi lễ được diễn ra trong bầu không khí thân mật, có sự tham dự của các đại diện các cơ quan ban ngành Nhà nước và các đơn vị bạn. Đặc biệt vinh dự được sự góp mặt của Bà Trương Mỹ Hoa – Nguyên P.Chủ tịch nước CHXHCNVN – Chủ tịch quỹ học bổng Vừ A Dính đã góp phần vào sự thành công của buổi lễ.

Trường xác định mục tiêu đào tạo là ưu tiên cho người khuyết tật, do đó Trường đặc biệt ưu tiên đào tạo nghề cho các đối tượng chính sách, người khuyết tật…. Sau khi đào tạo xong, các em có nguyện vọng mong muốn làm việc sẽ được ở lại làm việc tại các cơ sở do Công ty Ngọc Phước đầu tư và quản lý.

II./ Phương châm hoạt động của trường TC Ngọc Phước

– Bám sát nhu cầu thực tế về nguồn nhân lực kỹ thuật của thị trường lao động và yêu cầu của các nhà tuyển dụng trong xác định mục tiêu và nội dung đào tạo của nhà trường.

– Người học luôn là trọng tâm, giáo viên luôn là nhân tố quyết định cho mọi công tác lập kế hoạch, triển khai thực tế và đánh giá kết quả.

– Hợp chuẩn quốc gia và quốc tế cho chất lượng và nội dung đào tạo.

III./ Ngành nghề đào tạo của trường.

Các ngành hệ Trung Cấp với các cơ hội làm việc như Kế Toán, Quản Trị Doanh nghiệp vừa và nhỏ, Quản trị mạng máy tính, Thiết kế đồ họa, Sửa chữa và lắp ráp máy tính…

Hệ sơ cấp: Chủ đạo May, thêu, in lụa, Cấy mô và chăm sóc phong lan, ngoài ra còn đa dạng ngành nghề phù hợp để các em chọn lựa như Quản lý bếp và chế biến thức ăn, Pha chế rượu, Trang điểm thẩm mỹ, cắt uốn tóc, lớp chăm sóc người già cho phụ nữ nghèo

IV./ Các hoạt động gắn liền với trường.

– Dự kiến thành lập Trung tâm chăm sóc Người cao tuổi ban ngày(có thu) trực thuộc Trường đã tổ chức thăm khám sức khỏe cho người già và người có công trên địa bàn.

- Tổ chức Hội thi Hoa Lan, Chợ phiên hoa cảnh, hội thi Nông dân triển lãm và bán sản phẩm, ẩm thực kết hợp ẩm thực cho khách tham quan du lich , kết hợp học nghề. Thường xuyên để có nơi cho sinh viên thực tập và cải thiện chi phí cho việc học tập, là nơi làm việc cho các em lao động khuyết tật.

- Tổ chức giới thiệu tham quan: Nhiều sinh viên Đại học trong nước và sinh viên Quốc tế đến tham quan tìm hiểu học tập: như Đại học Kinh tế, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học ngắn hạn sức khỏe và phúc lợi xã hội Osaka Nhật, Trường nuôi dạy trẻ khuyết tật Đồng Tháp, Bình Dương, Tiền Giang…

V./ Tham khảo các hoạt động, hình ảnh gắn liền lợi ích xã hội tại các đường dẫn trên website www.ngocphuoc.com.vn.

https://ngocphuoc.com.vn/category/chuong-trinh-cho-lao-dong-khuyet-tat/viec-lam-cho-nguoi-khuyet-tat/

https://ngocphuoc.com.vn/2012/09/10/chuong-trinh-ho-tro-nong-dan/

https://ngocphuoc.com.vn/2012/07/11/cho-phien-hoa-canh-ii/

https://ngocphuoc.com.vn/2012/06/30/le-khai-mac-cho-phien-hoa-canh-thang-11-nam-2006/

https://ngocphuoc.com.vn/2012/07/11/bao-cao-chuong-trinh-dao-tao-va-trung-tam-giong-hoa-lan-tai-ubnd-quan-12/

https://ngocphuoc.com.vn/2012/06/28/le-ky-ket-hop-tac-voi-khu-cong-nghiep-cong-nghe-cao/

http://hoiquanthuonguyen.com.vn/index.php/video-clip.html

Ngành nghề đào tạo Trường Trung cấp nghề Ngọc Phước

HỆ TRUNG CẤP (Chính quy)

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông

Thời gian đào tạo: 01-02 năm

 I./ Tên ngành, nghề: May và Thiết kế thời trang

1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung:

-  Chương trình đào tạo trung cấp May và Thiết kế thời trang được thiết kế để đào tạo kỹ thuật viên ngành May và Thiết kế thời trang, có trình độ đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, có thái độ hợp tác với đồng nghiệp, có sức khỏe nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìm việc làm, đồng thời có khả năng học tập vươn lên, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

-  Chương trình chuẩn bị cho người học kiến thức, kỹ năng, kỹ thuật trong việc phân tích và thiết kế sản phẩm may mặc, tính chất cơ lý của các loại vật liệu, phối hợp màu sắc cho sản phẩm.

1.2. Mục tiêu cụ thể:

* Kiến thức:

-  Trình bày được quy trình sản xuất may thời trang tại các xí nghiệp, phân xưởng sản xuất may thời trang, từ khâu nhận nguyên liệu tới cắt may hoàn thiện sản phẩm - hòm hộp và đóng gói.

-  Trình bày được phương pháp thiết kế sản phẩm từ đơn giản tới áo sơ mi thời trang, áo Jacket.

-  Vận dụng kiến thức cơ sở và chuyên môn vào phân tích công việc, quy trình may thời trang và công nghệ sản xuất mới trong dây chuyền sản xuất may thời trang.

* Kỹ năng:

-  Hoàn thiện tác phẩm theo một quy trình khép kín: phác thảo ý tưởng, chọn nguyên liệu, thiết kế rập – cắt – may, thiết kế phụ trang; nắm vững kiến thức quản lý chất lượng, quản lý thương hiệu thời trang.

-   Vận hành, sử dụng, bảo dưỡng máy móc, thiết bị, dụng cụ may thời trang thành thạo và đảm bảo an toàn.

-         May thành thạo, đảm bảo thời gian và tiêu chuẩn kỹ thuật các sản phẩm cơ bản như quần âu, áo sơ mi, áo Jacket.

-         Thiết kế cắt may các kiểu quần áo nam, nữ, áo Jacket thời trang phù hợp với đối tượng.

-         Đảm nhận một số công việc của cán bộ kỹ thuật, tổ trưởng, tổ phó sản xuất may thời trang.

-         Có khả năng phát hiện sai hỏng về kỹ thuật, mỹ thuật của các bộ phận, chi tiết may thời trang liên quan.

-         Lập được tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình công nghệ may sản phẩm phù hợp với điều kiện thực tế.

-         Kiểm tra chất lượng sản phẩm trên dây chuyền may thời trang.

-         Có khả năng sáng tác mẫu mới từ mẫu căn bản.

1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:

-         Chuyên viên thiết kế, quản lý thương hiệu tại các công ty thiết kế, thương hiệu thời trang trong nước và quốc tế.

-         Chuyên gia nghiên cứu, quản lý và dự báo xu hướng thời trang.

-         Chuyên gia tư vấn tạo mẫu, nhà tạo mẫu độc quyền tại các công ty thời trang.

-         Giám sát sản xuất quy trình may công nghiệp tại các công ty, cơ sở may mặc.

2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học:

- Số lượng môn học, mô đun: 24

- Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 56 Tín chỉ

- Khối lượng các môn học chung/đại cương: 210 giờ

- Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 1280 giờ

- Khối lượng lý thuyết: 502 giờ; Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 867 giờ

II./ Tên ngành, nghề: Kế toán doanh nghiệp

1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung:

-         Chương trình đào tạo trung cấp ngành Kế toán doanh nghiệp đào tạo người học có phẩm chất đạo đức tốt, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khỏe, đáp ứng yêu cầu của ngành, nghề.

1.2. Mục tiêu cụ thể:

* Kiến thức:

-         Sinh viên có khả năng vận dụng  kiến thức kinh tế cơ bản vào thực tế, nắm vững nguyên lý và thực hành trong lĩnh vực kế toán, tài chính; có khả năng thu thập, xử lý, tổng hợp dữ liệu kế toán để có cơ sở lập các báo cáo kế toán và cung cấp các thông tin kế toán, tài chính giúp ban lãnh đạo ra các quyết định chính xác kịp thời

-         Sinh viên luôn có khát vọng tìm tòi, học hỏi, tự nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội; có khả năng giao tiếp tốt, có tác phong nhanh nhẹn, khiêm tốn, trung thực, có động cơ nghề nghiệp đúng đắn, biết sáng tạo và thành thạo kỹ năng thực hành nghề nghiệp. 

* Kỹ năng:

-         Sinh viên có khả năng làm việc trong môi trường áp lực cao và phối hợp tốt với các nhân viên phòng kế toán cũng như các phòng ban khác để hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

-         Sinh viên có ý thức, trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội; tự giác nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn để hội nhập môi trường toàn cầu hóa, thúc đẩy sự phát triển bền vững của xã hội và thế giới.

-         Ghi nhận đầy đủ và chính xác các nghiệp vụ kế toán từ chứng từ gốc vào sổ kế toán tổng hợp và chi tiết.

-         Lập các báo cáo tài chính, báo cáo thuế…theo đúng quy định của hệ thống văn bản pháp luật kế toán, thuế của Việt Nam.

-         Có kỹ năng ứng dụng tin học văn phòng (tương đương trình độ A); sử dụng theo tài liệu hướng dẫn một số phần mềm kế toán hiện hành (như MISA...) vào công việc kế toán, thuế.

1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:

-         Chuyên viên phụ trách kế toán, giao dịch ngân hàng, thuế, kiểm soát viên, thủ quỹ, tư vấn tài chính.

-         Nhân viên môi giới chứng khoán, nhân viên quản lý dự án, nhân viên phòng giao dịch và ngân quỹ.

2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học:

- Số lượng môn học, mô đun: 25

- Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 51 Tín chỉ

- Khối lượng các môn học chung/đại cương: 210 giờ

- Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 375 giờ

- Khối lượng lý thuyết: 427 giờ; Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 403 giờ

III./ Tên ngành, nghề: Thiết kế đồ họa

1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung:

-         Chương trình giáo dục ngành Thiết kế đồ họa, trình độ trung cấp đào tạo thiết kế viên Mỹ thuật ứng dụng chuyên ngành Thiết kế Đồ họa có phẩm chất, năng lực và sức khoẻ nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ thiết kế đồ hoạ phục vụ yêu cầu của nền kinh tế, văn hóa xã hội và cuộc sống con người; có khả năng đáp ứng đuợc sự phát triển của xã hội về mỹ thuật ứng dụng và khả năng tự bồi duỡng để thích ứng với thực tiễn.

1.2. Mục tiêu cụ thể:

* Kiến thức:

-         Hiểu biết đầy đủ về lịch sử Thiết kế Đồ họa, đặc điểm ngôn ngữ, thể loại, đề tài, chất liệu và phương pháp nghiên cứu, sáng tác đồ hoạ.

-         Biết vận dụng, phối hợp kiến thức mỹ thuật và một số phần mềm tin học vào thực tiễn thiết kế đồ họa.

* Kỹ năng:

-         Liên kết, phối hợp thành thạo các kỹ năng tạo hình để thực hiện sáng tạo một số thể loại, đề tài, chất liệu đồ hoạ thông thuờng.

-         Thực hiện thành thạo các kỹ năng thiết kế đồ hoạ trên máy vi tính.

-         Có kỹ năng phối hợp giữa trang trí truyền thống và hiện đại.

-         Có kỹ năng tự học để thích ứng với thực tiễn. 

1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:

-         Sinh viên tốt nghiệp ngành Thiết kế Đồ họa có đủ năng lực phụ trách mảng Mỹ thuật hoặc nhân viên thiết kế, sáng tạo cho các công ty chuyên Đồ họa, quảng cáo, in ấn hoặc vị trí thiết kế tại phòng thiết kế của các tòa báo, sách; các doanh nghiệp có nhu cầu về Đồ họa. 

2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học:

- Số lượng môn học, mô đun: 27

- Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 55 Tín chỉ

- Khối lượng các môn học chung/đại cương: 210 giờ

- Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 650 giờ

- Khối lượng lý thuyết: 540 giờ; Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 255 giờ

IV./ Tên ngành, nghề: Quản trị mạng máy tính

1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung:

-         Đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có trình độ trung cấp, trang bị cho người học nghề kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của nghề quản trị mạng máy tính, có khả năng làm việc độc lập và tổ chức làm việc theo nhóm; có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc; có đạo đức lương tâm nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn. đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

1.2. Mục tiêu cụ thể:

* Kiến thức:

-         Trình bày được các kiến thức cơ bản về máy tính.

-         Trình bày được kiến thức nền tảng về mạng máy tính.

-         Trình bày được nguyên tắc, xây dựng, cài đặt và cấu hình, vận hành và quản trị, bảo trì  hệ thống mạng máy tính.

-         Mô tả các phương thức phá hoại và các biện pháp bảo vệ.

-         Có khả năng tự nâng cao trình độ chuyên môn.

* Kỹ năng:

-         Khai thác được các ứng dụng trên hệ thống mạng.

-         Thi công hệ thống mạng cho doanh nghiệp nhỏ và trung bình.

-         Cài đặt, cấu hình và quản trị hệ thống mạng sử dụng Windows Server.

-         Cài đặt và cấu hình được các dịch vụ: DNS, DHCP, RRAS, Web, Mail.

-         Quản trị website, thư điện tử.

-         Đảm bảo an toàn hệ thống mạng.

-         Bảo trì được hệ thống mạng máy tính. 

1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:

-         Sinh viên sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp nghề Quản trị mạng máy tính, làm được công việc quản trị mạng tại các doanh nghiệp hoặc thực hiện việc thi công công trình mạng.

2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học:

- Số lượng môn học, mô đun: 24

- Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 46 Tín chỉ

- Khối lượng các môn học chung/đại cương: 210 giờ

- Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 990 giờ

- Khối lượng lý thuyết: 385 giờ; Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 568 giờ

V./ Tên ngành, nghề: Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ

1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung:

-         Định hướng cho sinh viên tập trung nghiên cứu về hành vi của cá nhân và tổ chức, đặc biệt là ứng dụng lý thuyết vào tình huống quản lý thực tế. Nội dung nghiên cứu liên quan đến kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng ra quyết định, lập kế hoạch và điều chỉnh hoạt động của tổ chức thích ứng với môi trường kinh doanh, hoạch định phát triển nguồn nhân lực, quản lý sản xuất và dịch vụ.

1.2. Mục tiêu cụ thể:

* Kiến thức:

-         Trang bị kiến thức về doanh nghiệp, quản trị doanh nghiệp, pháp luật, kinh tế - xã hội trong việc thực hiện nghiệp vụ quản trị doanh nghiệp.

-         Vận dụng được kiến thức tin học, ngoại ngữ trong công tác quản trị.

-         Xác định được cơ cấu tổ chức bộ máy phù hợp với loại hình doanh nghiệp.

-         Cập nhật được các chính sách phát triển kinh tế xã hội và các chế độ liên quan đến quản trị doanh nghiệp.

* Kỹ năng:

-         Có khả năng tham gia xây dựng quy trình sản xuất sản phẩm phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp.

-         Có khả năng tham gia xây dựng hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật.

-         Lập kế hoạch chi tiết về sản xuất kinh doanh phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp. 

1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:

-         Trở thành nhân viên kinh doanh, marketing, hậu cần, cung ứng với những kiến thức cơ bản về nghiệp vụ và kỹ năng giao tiếp tốt.

-         Có khả năng thành lập và quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ của chính mình và gia đình.

-         Đáp ứng yêu cầu tuyển dụng nhân viên của các doanh nghiệp lớn và có khả năng làm việc theo những quy trình chuẩn mực quốc tế.

2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học:

- Số lượng môn học, mô đun: 27

- Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 46 Tín chỉ

- Khối lượng các môn học chung/đại cương: 210 giờ

- Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 795 giờ

- Khối lượng lý thuyết: 561 giờ; Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 370 giờ

VI./ Tên ngành, nghề: Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính

1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung:

-         Sinh viên sẽ hiểu được các kiến thức cơ bản về máy tính, điện tử máy tính, mạng máy tính; hiểu được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các thành phần trong hệ thống máy tính; mô tả được việc lắp ráp, cài đặt, sửa chữa và bảo trì hệ thống máy tính, kể cả các thiết bị ngoại vi; mô tả được việc tháo lắp, cài đặt, sửa chữa, và bảo trì máy tính xách tay.

-         Sinh viên sẽ lắp đặt được hệ thống máy tính và các thành phần, thiết bị ngoại vi; lắp ráp, cài đặt, cấu hình hệ điều hành và các ứng dụng phần mềm; chẩn đoán, sửa chữa máy tính và các thành phần, thiết bị ngoại vi; chẩn đoán và xử lý các sự cố phần mềm máy tính; bảo trì, sửa chữa và nâng cấp được phần mềm và phần cứng máy tính; xây dựng, quản trị và bảo dưỡng mạng LAN; tổ chức, quản lý và điều hành sản xuất của một phân xưởng, một tổ kỹ thuật, một cửa hàng lắp ráp, bảo trì, bảo dưỡng, quản lý mạng cục bộ.

1.2. Mục tiêu cụ thể:

* Kiến thức:

-         Trình bày được các kiến thức cơ bản về máy tính, điện tử máy tính, mạng máy tính.

-         Hiểu được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các thành phần trong hệ thống máy tính.

-         Đọc và hiểu các thông số kỹ thuật của các thành phần phần cứng máy tính;

-         Mô tả được việc lắp ráp, cài đặt, sửa chữa và bảo trì hệ thống máy tính, kể cả các thiết bị ngoại vi.

-         Mô tả được việc tháo lắp, cài đặt, sửa chữa, và bảo trì máy tính xách tay.

-         Tự học để nâng cao trình độ chuyên môn.

* Kỹ năng:

-         Lắp đặt hệ thống máy tính và các thành phần, thiết bị ngoại vi.

-         Lắp ráp, cài đặt, cấu hình  hệ điều hành và các ứng dụng phần mềm.

-         Chẩn đoán, sửa chữa máy tính và các thành phần, thiết bị ngoại vi.

-         Chẩn đoán và xử lý các sự cố phần mềm máy tính;

-         Bảo dưỡng hệ thống máy tính.

-         Quản lý được mạng LAN nhỏ. 

1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:

-       Các công ty phần mềm.

-       Các công ty sản xuất, lắp ráp, sửa chữa trang thiết bị phần cứng.

-       Các công ty cung cấp giải pháp tích hợp.

-       Các công ty cung cấp giải pháp về mạng và an ninh mạng.

-       Tự mở doanh nghiệp.

2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học:

- Số lượng môn học, mô đun: 23

- Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 54 Tín chỉ

- Khối lượng các môn học chung/đại cương: 210 giờ

- Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 1265 giờ

- Khối lượng lý thuyết: 565 giờ; Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 846 giờ

HỆ SƠ CẤP NGHỀ

I./ Tên nghề: Nghiệp vụ pha chế (Bartender)

Đối tượng: Nam, nữ yêu thích nghề Pha chế Rượu, có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế, trình độ văn hóa 6/12 trở lên

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề

Thời gian đào tạo: 200 giờ; Lý thuyết: 58 giờ; Thực hành: 139 giờ

1./ Mục tiêu đào tạo

1.1Về kiến thức nghề: Sau khi hoàn thành khóa học, học viên có kiến thức về:

-         Kiến thức cơ bản về nghiệp vụ pha chế đồ uống, pha chế rượu như chuẩn bị dụng cụ, nguyên liệu pha chế; sắp đặt tủ đựng rượu, quầy rượu và các đồ uống, các nguyên tắc khi thực hiện công việc pha chế, quy trình pha chế rượu và các đồ uống

-         Trang bị các kiến thức về thành phần, định lượng của nguyên liệu pha chế đồ uống; vai trò của các loại đồ uống với sức khỏe; cách thức phục vụ tại quầy rượu, nhà hàng

1.2Về kỹ năng nghề: Sau khi hoàn thành khóa học, học viên có các kỹ năng:

Có khả năng đảm nhiệm vị trí của nhân viên pha chế, bartender chuyên nghiệp trong nhà hàng, quán rượu, khách sạn

Có khả năng quản lýhoặc trực tiếp thực hiện các quy trình pha chế đồ uống một cách thuần thục, tự tin; xử lý tình huống nghiệp vụ cơ bản trong giao tiếp với khách hàng

Có khă năng giao tiếp bằng ngoại ngữ trong phạm vi giao tiếp thông thường và theo yêu cầu ở vị trí công việc

2./ Nội dung chương trình

TT

Tên chương mục

Thời gian

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành

Bài hành

Kiểm tra

1

Chương I: Giới thiệu các kiến thức chung về đồ uống

07

06

 

01

2

Chương II: Kỹ năng cần thiết của nhân viên pha chế Cocktail

20

07

13

 

3

Chương III: Tổ chức quầy bar, Quản lý bar & Nghiệp vụ bar

100

29

70

01

4

Chương IV: Quy trình, kỹ năng pha chế Cocktail

60

10

49

01

5

Chương V: Tiếng Anh chuyên nghành

10

05

05

 

 

Thi cuối khóa

02

01

01

 

Cộng

200

58

139

03

 

II./ Nghiệp Vụ Lễ Tân Khách Sạn

Đối tượng :Nam, nữ có sức khỏe tốt, yêu thích nghề Lễ tân khách sạn, có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế, trình độ 9/12 trở lên

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề

Thời gian đào tạo: 220 giờ (LT: 65 giờ ; TH: 152 giờ)

1./ Mục tiêu đào tạo

1.1Về kiến thức nghề: Sau khi hoàn thành khóa học, học viên có kiến thức về

-         Có kiến thức điều hành các hoạt động của bộ phận lẽ tân như: Quy trình đặt phòng khách sạn, nhà hàng, trà phòng, thanh toán hóa đơn

1.2Về kỹ năng nghề: Sau khi hoàn thành khóa học, học viên có các kỹ năng

-         Thành thạo các thao tác của bộ phận lễ tân nhà hàng khách sạn

      2./ Nội dung chương trình.

TT

Tên chương mục

Thời gian

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành

Bài tập

Kiểm tra

1

Chương 1: Lịch sử hình thành và phát triển của khách sạn

08

07

 

01

2

Chương 2: Sản phẩm lưu trú và các bộ phận chính trong hoạt động lưu trú

10

03

07

 

3

Chương 3: Tổ chức hoạt động của bộ phận lễ tân khách sạn

30

08

22

 

4

Chương 4: Nhận đặt phòng (reservation)

30

08

22

 

5

Chương 5: Làm thủ tục nhận phòng (check-in)

30

08

22

 

6

Chương 6: Phục vụ khách lưu trú

30

08

22

 

7

Chương 7: Làm thủ tục trả phòng (check-out)

30

08

22

 

8

Chương 8: Giao tiếp và xử lý các vấn đề phát sinh của khách

40

11

28

01

9

Chương 9: Hệ thống máy vi tính của bộ phận lễ tân

10

03

06

01

10

Thi cuối khóa

02

01

01

 

Cộng

220

65

152

03

 

CÁC KHÓA NGẮN HẠN

 

I./ Khóa đào tạo kỹ thuật chế biến món ăn.

Đối tượng: Những người yêu thích yêu thích và hoạt động trong nghề chế biến món ăn.

Thời gian đào tạo: 48 giờ (03 buổi/ tuần; mỗi buổi 2 giờ)

Dự kiến đào tạo trong: 3 tháng

1./ Mục tiêu đào tạo

      Sau khi hoàn thành khóa đào tạo kỹ thuật chế biến món ăn, người học nghề sẽ được trang bị

a)      Kiến thức

-         Kiến thức về kỹ thuật chế biến món ăn (kỹ thuật sơ chế nguyên liệu; kỹ thuật cắt, thái, tỉa hoa trang trí và trình bày món ăn, phối hợp nguyên liệu, gia vị; phương pháp làm chín món ăn; kỹ thuật chế biến nước dùng, xốt, súp; kỹ thuật chế biến bánh và các món ăn tráng miệng); mối quan hệ của bộ phận bếp với các bộ phận khác trong nhà hàng và cơ sở lưu trú du lịch

-         Kiến thức cơ bản về phương pháp xây dựng thực đơn, tính toán khẩu phần ăn uống, văn hóa ẩm thực…

b)     Kỹ năng

-         Có khả năng đảm nhiệm vị trí của nhân viên bếp (nhân viên chế biến) trong nhà hàng, cơ sở lưu trú du lịch

-         Có khả năng thực hiện quy trình chế biến các món ăn Âu, Á, món ăn Việt Nam, món ăn chay, đồ ăn tráng miệng, các loại bánh; biết trang trí, trình bày các loại đồ nóng, nguội; biết tổ chức điều hành một ca làm việc, xử lý tình huống nghiệp vụ, kỹ thuật cơ bản trong chế biến món ăn

-         Có khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ trong phạm vi giao tiếp thông thường và theo yêu cầu ở vị trí công việc

  1.       Nội dung chương trình

TT

NỘI DUNG TỔNG QUÁT

PHÂN BỔ THỜI GIAN (GIỜ)

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

Tổng số

1

Tổng quát về ẩm thực Âu-Á

02

 

 

02

2

Cấu trúc bếp và tổ chức nhân sự bếp

02

01

01

04

3

Phân loại thực đơn

02

01

0

03

4

Giới thiệu dụng cụ, thiết bị nhà bếp và cách sử dụng

02

02

01

05

5

Chọn lựa, dự trữ và bảo quản thực phẩm

05

05

 

10

6

Phân loại nước dùng/ nước lèo

02

02

0

04

7

Phân loại ‘Soup’

02

02

0

04

8

Phân loại nước sốt

02

02

0

04

9

Phân loại dầu dấm

01

02

01

04

10

Tiếng Anh chuyên nghành

5

0

0

05

 

Thi cuối khóa

02

01

 

03

Tổng cộng

27

18

3

48

 

II./ Khóa đào tạo kỹ thuật in lụa.

            Đối tượng: công nhân viên sản xuất, hoạt động trong lĩnh vực in lụa

            Thời gian đào tạo 120 giờ (03 buổi/tuần: mỗi buổi 2 giờ)

            Dự kiến đào tạo: 03- 6 tháng

            1./ Mục tiêu đào tạo

            Sau khi hoàn thành khóa đào tạo kỹ thuật in lụa, người học nghề sẽ được trang bị

            a)Kiến thức nghề:

-Được truyền đạt nhửng kiến thức cơ bản về nghề in lụa, nhứng tiềm năng và cơ hội phát triển của nghành nghề

- Trang bị cho người học nghề các phương pháp, kỹ thuật hiện đại, tiên tiến, cách thức lựa chọn nguyên phụ liệu  phù hợp cho sản phẩm in và những công đoạn xử lý khi in.

            b) Về kỹ năng nghề

- Sau khi tốt ghiệp, người học nghề có khả năng vận hành, sử dụng thuần thục các máy móc kỹ thuật tiên tiến để sản xuất ra các mẫu sản phẩm đẹp có giá trị.

- Đảm nhận các công việc quản lý kỹ thuật hoặc trực tiếp tham gia vào sản xuất tại các xưởng in lụa hiện đại.

2./ Nội dung chương trình

  TT

                                                   NỘI DUNG TỔNG QUÁT

PHÂN BỔ THỜI GIAN

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm      tra

Tổng          số

1

Giới thiệu chung về nghề in lụa

06

 

 

06

2

Hướng dấn lựa chọn nguyên, vật liệu sử dụng trong nghành in lụa

12

15

2

29

3

Hướng dẫn sử dụng các máy móc,thiết bị phục vụ nghành in lụa

05

12

03

20

4

Quy trình thực hiện để tạo ra sản phẩm in lụa

03

09

 

12

5

Kỹ thuật in

15

30

03

48

6

Thi cuối khóa

 

05

 

05

Tổng Cộng

41

71

08

120

 

III./ Khóa đào tạo kỹ thuật nuôi, cấy mô, chăm sóc Phong Lan

            Đối tượng: Dành cho tất cả những người yêu thích hoa lan, trồng và chăm sóc Phong Lan

            Thời gian đào tạo  : 120 giờ (03 buổi/tuần:mỗi buỗi 2 giờ)

            Dự kiến đào tạo trong : 03 - 6 tháng.

1./ Mục tiêu đào tạo

            Sau khi hoàn thành khóa học kỹ thuật cấy mô, nuôi trồng và chăm sóc Phong Lan, người học nghề sẽ được trang bị.

            a)Về kiến thức nghề:

            -Trang bị kiến thức cơ bản về kỹ thuật nuôi cấy tế bào thực vật nhằm giúp học viên có khả năng tự thiết lập quy trình nhân giống trong ống nghiệm, một số loại cây trồng có giá trị

            - Trang bị cho người học các kiến thức cơ bản về nuôi trồng và chăm sóc hoa lan từ khâu lựa chọn giống, cơ sóc cơ bản đến thu hoạch hoa. Giới thiệu các loại hoa lan đẹp, có hiệu quả giá trị trên thị trường.

            b)Về kỹ năng nghề

            Sau khi tốt nghiệp người học nghề có khả năng  thực hiện thành thạo các kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật, kỹ thuật nhân giống nhanh và thuần hóa cây con sau ống nghiệm. Từ đó có thể nghiên cứu và cúng cấp các cây giống có chất lượng, giá trị ra thị trường.

            Áp dụng các quy trình, phương pháp trồng hoa lan tiên tiến để thu lại hiệu quả,  năng xuất cao.

 

2./ Nội dung chương trình

 STT

                                                       NỘI DUNG TỔNG QUÁT

PHÂN BỔ THỜI GIAN

Lý Thuyết

Thực hành

Kiểm tra

Tổng số

1

Khái quát chung về kĩ thuật nuôi cấy mô

04

 

 

04

2

Chuẩn bị nguyên vật liệu, dụng cụ sử dụng trong hoạt động nuôi cây mô

06

 

 

10

3

Kỹ thuật nuôi cấy mô cơ bản

14

16

06

36

4

Giới thiệu chung về đặc điểm về các loại hoa lan tại Việt Nam và trên thế giới

04

 

 

04

5

Các bước chăm sóc cơ bản

06

10

 

16

6

Kỹ thuật nhân giống lan

14

16

4

34

7

Các giống phong lan đẹp có giá trị trên thị trường hiện nay và hướng phát triển trong thời gian tới

10

 

 

10

8

Thi cuối khóa

06

 

 

06

 

Tổng Cộng

64

46

10

120

 

IV./ Khóa đào tạo chuyên viên pha chế đồ uống, cocktail

Đốitượng : nhân viên pha chế đồ uống, cocktail tại nhà hàng, quầy Bar, khách sạn,…

Thời gian đào tạo: 60 giờ (03 buổi/ tuần; mỗi buổi 2 giờ)

Dự kiến đào tạo trong 3 tháng.

1./ Mục tiêu đào tạo

Sau khi hoàn thành khóa đào tạo nghiệp vụ phục vụ bàn, người học nghề sẽ được trang bị

a)      Kiến thức

-         Kiến thức cơ bản về nghiệp vụ pha chế đồ uống, pha chế rượu như chuẩn bị dụng cụ, nguyên liệu pha chế, sắp đặt tủ đựng rượu, quầy rượu và các đồ uống, các nguyên tắc khi thực hiện công việc pha chế, quy trình pha chế rượu và các đồ uống,…

-         Trang bị các kiến thức về thành phần, định lượng của nguyên liệu pha chế đồ uống; vai trò của các loại đồ uống với sức khỏe; cách thức phục vụ tại quầy rượu, nhà hàng,…

b)     Kỹ năng

-         Có khả năng đảm nhiệm vị trí của nhân viên pha chế, Bartender chuyên nghiệp trong nhà hàng, quán rượu, khách sạn

-         Có khả năng quản lý hoặc trực tiếp thực hiện các quy trình pha chế đồ uống một cách thuần thục, tự tin; xử lý tình huống nghiệp vụ cơ bản trong giao tiếp với khách hàng

-         Có khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ trong phạm vi giao tiếp thông thường và theo yêu cầu ở vị trí công việc0

2./ Nội dung chương trình

TT

NỘI DUNG TỔNG QUÁT

PHÂN BỔ THỜI GIAN (giờ)

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

Tổng số

1

Kiến thức chung về các loại đồ uống không cồn, có cồn

06

 

01

07

2

Kỹ năng cần thiết của nhân viên pha chế, Bartender

03

 

 

03

3

Cách thức bố trí và sử dụng các dụng cụ trong quầy Bar

05

04

 

09

4

Quy trình pha chế cocktail

03

03

 

06

5

Công thức pha chế một loại cocktail nổi tiếng

04

05

01

10

6

Công thức pha chế một số đồ uống khác

03

05

01

09

7

Nghệ thuật trang trí đồ uống

02

03

 

05

8

Kỹ năng trình diễn

02

02

 

04

9

Tiếng Anh chuyên nghành

03

02

 

05

 

Thi cuối khóa

01

01

 

02

Tổng cộng

32

25

03

60

 

 

Quy mô đào tạo Trường Trung cấp nghề Ngọc Phước

TT

Tên Ngành/ nghề đào tạo

Mã ngành /nghề

Quy mô đào tạo/ năm

Trình độ đào tạo

1

Công nghệ may và thời trang

5540204

90

TRUNG CẤP

2

Kế toán doanh nghiệp

5340302

90

3

Thiết kế đồ họa

5210402

45

4

Quản trị mạng máy tính

5480209

45

5

Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ

5340417

45

6

Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính

5480102

45

 

TT

Tên Ngành /ngề đào tạo

Quy mô đào tạo/năm

Trình độ đào tạo

1

Kỹ thuật in lụa căn bản

150

SC

2

Kỹ thuật nuôi cấy mô phong lan

200

SC

3

Nghiệp vụ chăm sóc người già và bệnh nhân

200

SC

4

Sửa điện thoại di động căn bản

150

SC

5

Sửa điện thoại di động căn bản nâng cao

150

SC

6

Quản lý bếp và kỹ thuật chế biến món ăn

150

SC

7

Nghiệp vụ pha chế rượu (Bartender)

150

SC

8

Nghiệp vụ lễ tân khách sạn

150

SC

9

Phục vụ bàn

150

SC

10

Thêu tay

150

SC

11

Kết cườm

150

SC

12

May áo cưới

150

SC

13

Cắt uốn tóc nữ

20

SC

14

Cắt uốn tóc nam

20

SC

15

Nghiệp vụ chăm sóc trẻ em

20

SC

16

Dịch vụ chăm sóc gia đình

20

SC

17

Trang điểm thẩm mỹ

20

SC

18

Kỹ thuật làm móng

20

Dạy nghề thường xuyên

19

Tiếng Nhật giao tiếp dành cho người lao động tại Nhật  Bản

50

SC

20

Móc len

40

SC

Chỉ tiêu tuyển sinh Trường Trung cấp nghề Ngọc Phước

TT

Tên Ngành/ nghề đào tạo

Mã ngành /nghề

Quy mô đào tạo/ năm

Trình độ đào tạo

1

Công nghệ may và thời trang

5540204

90

TRUNG CẤP

2

Kế toán doanh nghiệp

5340302

90

3

Thiết kế đồ họa

5210402

45

4

Quản trị mạng máy tính

5480209

45

5

Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ

5340417

45

6

Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính

5480102

45

 

TT Tên Ngành /ngề đào tạo Quy mô đào tạo/năm Trình độ đào tạo
1 Kỹ thuật in lụa căn bản 150 SC
2 Kỹ thuật nuôi cấy mô phong lan 200 SC
3 Nghiệp vụ chăm sóc người già và bệnh nhân 200 SC
4 Sửa điện thoại di động căn bản 150 SC
5 Sửa điện thoại di động căn bản nâng cao 150 SC
6 Quản lý bếp và kỹ thuật chế biến món ăn 150 SC
7 Nghiệp vụ pha chế rượu (Bartender) 150 SC
8 Nghiệp vụ lễ tân khách sạn 150 SC
9
Phục vụ bàn
150 SC
10 Thêu tay 150 SC
11 Kết cườm 150 SC
12 May áo cưới 150 SC
13 Cắt uốn tóc nữ 20 SC
14 Cắt uốn tóc nam 20 SC
15 Nghiệp vụ chăm sóc trẻ em 20 SC
16 Dịch vụ chăm sóc gia đình 20 SC
17 Trang điểm thẩm mỹ 20 SC
18 Kỹ thuật làm móng 20 Dạy nghề thường xuyên
19 Tiếng Nhật giao tiếp dành cho người lao động tại Nhật  Bản 50 SC
20 Móc len 40 SC

                    

Trường Trung cấp nghề Ngọc Phước: