I. ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG (3 NGÀNH):
1. CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM (6540103)
Công nghệ thực phẩm là ngành chuyên về lĩnh vực bảo quản và chế biến nông sản; kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm trong quá trình chế biến thực phẩm; vận hành dây chuyền sản xuất - bảo quản, tạo nguyên liệu mới trong lĩnh vực thực phẩm hoặc dinh dưỡng,… Ứng dụng của Công nghệ thực phẩm là vô cùng đa dạng, vì tất cả những gì liên quan đến đồ ăn thức uống, an toàn thực phẩm đều có thể ứng dụng kiến thức của ngành này.
Sau khi tốt nghiệp ngành Công nghệ thực phẩm có thể làm việc tại các doanh nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm (chế biến thịt, sữa, cá, cà phê, chè, thức uống, đồ hộp,...), các công ty liên quan đến lương thực thực phẩm, làm cán bộ kỹ thuật trong lĩnh vực chế biến, bảo quản và nâng cao chất lượng thực phẩm phục vụ trong nước và xuất khẩu, ...
2. CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (Ứng dụng phần mềm) (6480202)
Công nghệ thông tin (ứng dụng phần mềm) là ngành thực hiện các công việc ứng dụng phần mềm tin học để xử lý, vận hành, trên một hệ thống công nghệ thông tin (hệ thống máy tính, thiết bị xử lý thông tin) để tạo nên thành phẩm là một sản phẩm kỹ thuật số, multimedia (voice/video), một bộ cơ sở dữ liệu hoặc một bộ các thông tin dưới dạng văn bản và số hóa đúng yêu cầu kỹ thuật theo thiết kế đạt năng suất chất lượng và đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn.
Sau khi tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin (ứng dụng phần mềm) sinh viên có thể đảm nhiệm các vị trí: Trực tiếp tham gia sản xuất, sản phẩm dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin tại các công ty tin học trong nước hoặc nước ngoài; làm cán bộ kỹ thuật công nghệ thông tin, kỹ thuật viên tin học tại các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp,...
3. KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP (6340302)
Trong bộ máy tổ chức doanh nghiệp, Kế toán doanh nghiệp là một trong những khâu quan trọng trong hoạt động kinh doanh và sản xuất của doanh nghiệp. Ngành Kế toán được xem là bộ phận trọng yếu, nhằm nắm bắt và triển khai các quy định về pháp luật, chính sách liên quan đến tài chính, kế toán, kiểm toán, thuế…
Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp có thể làm việc trong các doanh nghiệp, dịch vụ kế toán, quỹ đầu tư, công ty kinh doanh bất động sản, công ty chứng khoán, các ngân hàng,… với các vị trí sau: kế toán tổng hợp, kế toán thuế, chuyên viên phân tích báo cáo tài chính, quản trị tài chính doanh nghiệp...
II. ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP (8 NGÀNH):
1. NGÀNH: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT KIỂM NGHIỆM CHẤT LƯỢNG LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM (KCS)
Sau khi học xong chương trình người học có khả năng:
+ Kiểm tra chất lượng các mặt hàng lương thực, thực phẩm;
+ Đánh giá được chất lượng lương thực, nông sản và các nguyên liệu dùng trong chế biến thực phẩm;
+ Phân tích được các chỉ tiêu chất lượng cụ thể đối với các loại sản phẩm lương thực - thực phẩm,…;
Sau tốt nghiệp, các em làm việc tại phòng kiểm nghiệm của các Trung tâm kiểm định chất lượng, Trung tâm y học dự phòng, phòng Kiểm tra chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp chế biến, bảo quản lương thực, thực phẩm, hoặc làm cán bộ kiểm tra chất lượng thu mua lương thực, nông sản tại các trạm, kho, chế biến lương thực thực phẩm.
2. NGÀNH: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT CHẾ BIẾN VÀ BẢO QUẢN THỰC PHẨM
Sau khi học xong chương trình người học có khả năng:
+ Giải thích được các biến đổi hoá, lý, sinh học xảy ra trong quá trình bảo quản và sản xuất thực phẩm, các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm trong quá trình sản xuất;
+ Vận hành được các trang thiết bị và giám sát dây chuyền sản xuất thực phẩm;
+ Chế biến được các sản phẩm thực phẩm; kiểm tra và giám sát chuyên môn đối với công nhân làm việc trong dây chuyền sản xuất thực phẩm;
+ Làm việc độc lập hoặc làm việc phối hợp với những người trong tổ, trong ca sản xuất.
Sau khi tốt nghiệp, các em trực tiếp tham gia sản xuất trên các dây chuyền công nghệ chế biến thực phẩm; Làm cán bộ kỹ thuật, cán bộ kiểm tra chất lượng sản phẩm trên dây chuyền công nghệ chế biến thực phẩm từ nguyên liệu đến bán thành phẩm và thành phẩm;Tổ chức và quản lý doanh nghiệp sản xuất chế biến thực phẩm với quy mô vừa và nhỏ.
3. NGÀNH: ĐIỆN CÔNG NGHIỆP VÀ DÂN DỤNG
Sau khi học xong chương trình người học có khả năng:
+ Đọc được các bản vẽ thiết kế của ngành điện, phân tích được nguyên lý các bản vẽ thiết kế điện như bản vẽ cấp điện, bản vẽ nguyên lý mạch điều khiển, xác định các dạng hư hỏng thường gặp của các thiết bị điện;
+ Lắp đặt và tổ chức lắp đặt đúng yêu cầu kỹ thuật cho hệ thống cấp điện của một xí nghiệp, một phân xưởng vừa và nhỏ; Sửa chữa, bảo trì các thiết bị điện trên các dây chuyền sản xuất, đảm bảo đúng trình tự và yêu cầu kỹ thuật;
Sau khi tốt nghiệp, người học có thể làm việc ở các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp, các tổ vận hành đường dây và trạm hạ thế, làm việc trong các lĩnh vực có liên quan đến Điện công nghiệp và dân dụng hoặc có khả năng tự tạo việc làm như: Mở cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa, lắp đặt điện, đồng thời có thể học lên bậc cao đẳng hoặc đại học.
4. NGÀNH: BẢO TRÌ VÀ SỬA CHỮA THIẾT BỊ NHIỆT (ĐIỆN LẠNH)
Sau khi học xong chương trình người học có khả năng:
+ Lắp đặt, vận hành các hệ thống máy lạnh công nghiệp, dân dụng an toàn;
+ Lắp đặt, vận hành các hệ thống điều hòa không khí trung tâm; bảo trì, bảo dưỡng các hệ thống lạnh an toàn;
+ Sửa chữa được các hư hỏng thông thường về điện lạnh trong các hệ thống lạnh;
Sau khi tốt nghiệp, người học làm việc ở các cơ sở, các công ty dịch vụ, siêu thị, các nhà máy chế biến thực phẩm, chế tạo thiết bị máy lạnh, điều hòa không khí, các công ty thi công lắp đặt, vận hành, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống máy lạnh và điều hòa không khí; Mở cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa, lắp đặt máy lạnh, điều hòa không khí ,…
5. NGÀNH: BẢO TRÌ VÀ SỬA CHỮA THIẾT BỊ CƠ KHÍ
Sau khi học xong chương trình người học có khả năng:
+ Đọc được bản vẽ cơ khí, sử dụng thành thạo các dụng cụ đồ nghề, dụng cụ đo và kiểm tra về cơ khí;
+ Gia công cơ khí, chế tạo được một số chi tiết máy đơn giản trên các máy: tiện, phay, bào, mài, khoan, hàn… đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;
Sau khi tốt nghiệp, người học làm việc tại các nhà máy, công ty chế biến lương thực, thực phẩm, dược phẩm, vật liệu xây dựng… vận hành, bảo trì, sửa chữa các thiết bị và máy trên dây chuyền sản xuất đạt tay nghề công nhân kỹ thuật bậc 4. Học sinh có thể tự mở xưởng cơ khí để sửa chữa, chế tạo ra các chi tiết liên quan đến nghề cơ khí.
6. NGÀNH: TIN HỌC ỨNG DỤNG
Sau khi học xong chương trình người học có khả năng:
+ Sử dụng thành thạo máy tính và một số thiết bị ứng dụng vào trong công việc văn phòng (soạn thảo văn bản; lập và tính toán dữ liệu trên bảng tính; soạn thảo và trình chiếu thành thạo Slide; máy in, máy photocopy, máy scan,....);
+ Xử lý ảnh và thiết kế đa phương tiện (Photoshop, AI ...); Thiết kế Website, lắp ráp, cài đặt, bảo trì, xử lý các sự cố máy tính;
Sau khi tốt nghiệp, người học có thể làm việc trong các cơ quan, doanh nghiệp có nhu cầu ứng dụng tin học trong các hoạt động quản lý, nghiệp vụ sản xuất kinh doanh, làm công tác tin học tại các trung tâm, bộ phận quản lý mạng máy tính, các đơn vị đào tạo tin học, dịch vụ tin học... như Kỹ thuật viên bảo trì hệ thống máy tính; Kỹ thuật viên thiết kế đa phương tiện. Kỹ thuật viên kiểm thử phần mềm.
7. NGÀNH: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP
Sau khi học xong chương trình người học có khả năng:
+ Vận dụng được hệ thống chứng từ, tài khoản và hình thức kế toán vào thực tiễn;
+ Lập được chứng từ, kiểm tra, phân loại, xử lý được chứng từ kế toán;
+ Sử dụng được chứng từ kế toán trong ghi sổ kế toán tổng hợp và chi tiết; Lập được báo cáo thuế của doanh nghiệp;
+ Sử dụng thành thạo phần mềm kế toán doanh nghiệp thông dụng; Kiểm tra, đánh giá được công tác kế toán của doanh nghiệp.
Sau khi tốt nghiệp, người học trở thành nhân viên kế toán trình độ trung cấp, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến kế toán, khai thác máy tính ứng dụng trong ngành tài chính kế toán, quản lý dữ liệu với những công việc liên quan. Người học có thể làm việc tại các doanh nghiệp, các đơn vị hành chính sự nghiệp với chức năng kế toán viên.
8. NGÀNH: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
Sau khi học xong chương trình người học có khả năng:
+ Đo, vẽ được bản đồ địa chính; tính toán diện tích; trình bày và chỉnh lý bản đồ địa chính và các loại bản đồ chuyên đề phục vụ cho công tác quản lý đất đai đúng theo tiêu chuẩn quy định;
+ Lập được kế hoạch và tổ chức thực hiện đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; lập và quản lý sổ địa chính; thống kê, kiểm kê đất đai theo đúng quy định của pháp luật;
+ Lập được hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và thu hồi đất; tổ chức được giao đất, thu hồi đất trong thực tế theo đúng quy định của pháp luật.
Sau khi tốt nghiệp, người học có thể đo đạc công trình ngoài thực địa, kiểm tra diện tích đất ở trong khu dân cư; Lập được kế hoạch và tổ chức thực hiện đăng ký đất đai, nhà ở; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Lập, quản lý hồ sơ địa chính; thực hiện được đăng ký biến động đất đai, nhà ở; thống kê, kiểm kê đất đai, nhà ở; Hướng dẫn thực hiện trình tự lập và giải quyết các hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng công trình nhà ở; Bảo quản, lưu trữ hồ sơ quản lý đất đai.
III. ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP