.:: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT CƠ KHÍ ::.
Mã: 6510201
Mục tiêu đào tạo:
Sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường làm việc từ 2 đến 3 năm có khả năng:
- Thiết kế, chế tạo, cải tiến các sản phẩm cơ khí.
- Tiếp nhận và ứng dụng công nghệ mới.
- Đảm trách các hoạt động dịch vụ cơ khí.
- Làm việc chuyên nghiệp, có trách nhiệm, có đạo đức nghề nghiệp.
Chuẩn đầu ra của sinh viên:
Ngay khi tốt nghiệp sinh viên có khả năng:
- Vận dụng kiến thức cơ sở ngành, kỹ năng kỹ thuật và các trang thiết bị/máy công cụ hiện đại trong chương trình đào tạo để thực hiện các hoạt động gia công cơ khí.
- Áp dụng kiến thức toán học, tin học, khoa học, kỹ thuật và công nghệ vào (giải quyết) các vấn đề thực tiễn trong kỹ thuật cơ khí.
- Vận dụng các tiêu chuẩn đo lường/kiểm tra để thực hiện, phân tích, đánh giá các thí nghiệm.
- Làm việc nhóm hiệu quả.
- Xác định, phân tích và giải quyết những vấn đề trong gia công cơ khí.
- Vận dụng kỹ năng truyền đạt (nói, viết, vẽ bản vẽ, lập bảng biểu) trong kỹ thuật và phi kỹ thuật; xác định và sử dụng tài liệu thích hợp.
- Nhận thức tầm quan trọng việc học tập nâng cao trình độ (chuyên môn, tiếng Anh) và phát triển nghề nghiệp.
.:: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT Ô TÔ ::.
Mã: 6510202
Mục tiêu đào tạo:
Sau 2 đến 3 năm, người tốt nghiệp có khả năng:
- Trưởng nhóm trong lĩnh vực bảo dưỡng – chẩn đoán và sửa chữa ô tô.
- Thành viên chính trong các hoạt động dịch vụ và kinh doanh về lĩnh vực ô tô.
- Thành viên chính trong các nhóm thiết kế và cải tiến kỹ thuật của lĩnh vực ô tô.
Chuẩn đầu ra của sinh viên:
- Vận dụng kiến thức toán học, khoa học, và kỹ thuật để nhận dạng, giải thích nguyên lý làm việc các hệ thống trên ô tô
- Có khả năng bảo dưỡng, chẩn đoán, sửa chữa ô tô
- Có khả năng hỗ trợ tính toán và thiết kế các hệ thống, cụm chi tiết trong lĩnh vực Ô tô
- Có khả năng giao tiếp (viết, nói và bản vẽ, lập bản biểu) trong các môi trường kỹ thuật và phi kỹ thuật; và có khả năng xác định và sử dụng tài liệu phù hợp
- Có khả năng tiến hành kiểm tra, đo lường, thí nghiệm và phân tích, giải thích kết quả
- Làm việc nhóm hiệu quả
- Vận dụng tiếng anh trong các tình huống khác nhau
.:: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN - ĐIỆN TỬ ::.
Mã: 6510303
Mục tiêu đào tạo:
Sau khi làm việc từ 2 đến 3 năm, sinh viên có khả năng:
- Là thành viên chủ chốt trong nhóm: phụ trách các vấn đề về lắp đặt (thi công), sản xuất, sửa chữa, vận hành, bảo trì, kiểm tra kỹ thuật trong các hoạt độngcủa lĩnh vực điện - điện tử.
- Là thành viên chủ chốt trong nhóm: tư vấn kỹ thuật, tư vấn bán hàng các thiết bị điện - điện tử.
- Là thành viên chínhtrong các hoạt động thiết kế của lĩnh vực điện - điện tử.
Chuẩn đầu ra của sinh viên:
- Sử dụng các trang thiết bị hiện đại để thực hiện được các đo đạc các thông số về điện đối với các mạch điện, thiết bị điện tử, thiết bị điện hạ áp.
- Sử dụng thiết bị điện hạ áp.
- Phân tích, thiết kế và thi công được các mạch điện tử ứng dụng cơ bản.
- Vận dụng hiệu quả kỹ năng mềm như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng viết báo cáo, kỹ năng trình bày vào hoạt động nghề nghiệp
- Thực hiện trách nhiệm công dân và các qui tắc đạo đức nghề nghiệp đúng đắn.
- Vận dụng được tiếng Anh trong các tình huống khác nhau.
- Thực hiện các kỹ năng nghề nghiệp: kỹ năng sử dụng các dụng cụ cầm tay, kỹ năng tổ chức, sắp xếp nơi làm việc, kỹ năng về quản lý thời gian, thực hiện các biện pháp an toàn.
CHUYÊN NGÀNH ĐIỆN CÔNG NGHIỆP
- Lắp đặt dây dẫn điện, thiết bị: điện, điều khiển tự động, đo lường trong các mạng cung cấp điện, hệ thống điện trong các máy móc công nghiệp, hệ thống điều khiển tự động trong sản xuất.
- Thiết kế được mạng cung cấp điện, hệ thống điện trong các máy móc công nghiệp, hệ thống điều khiển tự động trong sản xuất.
- Vận hành, sửa chữa, bảo trì mạng cung cấp điện, hệ thống điện trong các máy móc công nghiệp, hệ thống điều khiển tự động trong sản xuất.
CHUYÊN NGÀNH ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP
- Thiết kế, thi công các mạch điện tử ứng dụng, điện tử công suất ứng dụng để phục vụ cho các yêu cầu phát sinh từ thực tế công việc.
- Lập trình ứng dụng cho: vi điều khiển 8 bit, vi mạch số( FPGA), PLC( S7-1200, S7-300) và khai thác hiệu quả các Module hỗ trợ: định thời, ADC, PWM, truyền nối tiếp, truyền thông, đếm tốc độ cao.
- Xây dựng, cấu hình mạng máy tính có quy mô vừa và kết hợp với một số thiết bị điện tử công nghiệp để thu thập dữ liệu phục vụ cho công việc nhận dạng, giám sát, phân tích, tối ưu hóa hệ thống.
.:: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ::.
Mã: 6480201
Mục tiêu đào tạo:
Sau khi làm việc từ 2-3 năm trong chuyên ngành phù hợp với chuyên môn đào tạo, Sinh viên đã tốt nghiệp từ ngành Công nghệ thông tin có khả năng:
- Là thành viên chủ chốt trong nhóm: phân tích, thiết kế, triển khai và quản trị hệ thống mạng của các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp.
- Là thành viên chủ chốt trong nhóm: thiết kế, xây dựng và triển khai các dự án phát triển phần mềm.
- Là thành viên chính trong hoạt động tư vấn kỹ thuật, tư vấn giải pháp tin học hóa trong cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp.
Chuẩn đầu ra của sinh viên:
Sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo ngành Công Nghệ Thông Tin sinh viên sẽ làm được:
- Có động cơ nghề nghiệp đúng đắn, tuân thủ và tôn trọng chuẩn mực, đạo đức nghề nghiệp, chịu trách nhiệm với công việc của cá nhân.
- Chọn lựa, áp dụng các kiến thức đại cương và kiến thức cơ sở của ngành đào tạo để giải quyết các vấn đề thực tiễn trong công nghệ thông tin.
- Có ý thức học tập và tự rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của công việc. Dễ dàng tiếp cận công nghệ mới đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội và tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn.
- Áp dụng một cách hiệu quả các kỹ năng mềm trong công việc như: kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, trình bày vấn đề kỹ thuật, viết báo cáo, tổ chức nơi làm việc, kỹ năng giải quyết vấn đề.
- Đọc và hiểu tốt các tài liệu hướng dẫn bằng tiếng Anh liên quan đến chuyên ngành công nghệ thông tin.
- Sử dụng thành thạo ít nhất hai ngôn ngữ lập trình (C++/ C#/ PHP/ Java), ít nhất một hệ quản trị cơ sở dữ liệu phổ biến (SQL Server, MySQL).
- Lắp ráp, cài đặt các phần mềm và xử lý các sự cố thường gặp của máy tính.
Chuyên ngành Công nghệ phần mềm:
- Phân tích và kiểm thử trong các dự án phần mềm.
- Áp dụng thành thạo các quy trình xây dựng phần mềm.
- Thiết kế, xây dựng và triển khai các phần mềm ứng dụng cho các cơ quan, trường học và doanh nghiệp.
Chuyên ngành Mạng máy tính:
- Áp dụng các công nghệ mạng trong việc triển khai, xây dựng hệ thống mạng.
- Tư vấn về giải pháp kỹ thuật và công nghệ trong lĩnh vực tin học cho các cơ quan, trường học và doanh nghiệp.
- Phân tích các yêu cầu trên thực tế để thiết kế, vận hành và bảo trì hệ thống mạng máy tính cho các cơ quan, trường học và doanh nghiệp.
.:: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT NHIỆT ::.
Mã: 6510211
Mục tiêu đào tạo:
Người tốt nghiệp từ chương trình Cao đẳng Công nghệ kỹ thuật Nhiệt
- Trưởng nhóm phụ trách các vấn đề thi công, sửa chữa, vận hành các hệ thống lạnh, tư vấn kỹ thuật, tư vấn bán hàng và thành viên trong các nhóm thiết kế hệ thống điều hòa không khí, kho lạnh và máy sấy nông sản, thực phẩm.
- Tiếp tục học tập nâng cao trình độ chuyên môn để đáp ứng nhu cầu công việc.
- Ứng xử một cách chuyên nghiệp tại nơi làm việc.
Chuẩn đầu ra của sinh viên:
Sau khi tốt nghiệp từ chương trình Cao đẳng Công nghệ kỹ thuật Nhiệt có khả năng:
- Thực hiện các kỹ năng nghề nghiệp: kỹ năng sử dụng các dụng cụ cầm tay, kỹ năng tổ chức, sắp xếp nơi làm việc, kỹ năng về quản lý thời gian, thực hiện các biện pháp an toàn.
- Sử dụng các thiết bị, dụng cụ hiện đại để thực hiện đo đạc các thông số điện, nhiệt trong các hệ thống nhiệt
- Thi công được các hệ thống điện điều khiển cho các hệ thống Nhiệt cơ bản
- Thiết kế được các hệ thống Nhiệt cơ bản
- Thi công được các hệ thống Nhiệt cơ bản
- Vận hành, sửa chữa và bảo trì các hệ thống Nhiệt cơ bản
- Vận dụng hiệu quả kỹ năng mềm như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng viết báo cáo, kỹ năng thuyết trình, sử dụng các phần mềm chuyên ngành cũng như một số phần mềm bổ trợ cho hoạt động nghề nghiệp
- Thực hiện trách nhiệm công dân và các quy tắc đạo đức nghề nghiệp đúng đắn.
- Vận dụng tiếng Anh trong các tính huống khác nhau.
Chú thích: Hệ thống Nhiệt cơ bản bao gồm: Hệ thống lạnh dân dụng, hệ thống điều hòa không khí dân dụng, hệ thống sấy, hệ thống lạnh công nghiệp và hệ thống điều hòa không khí trung tâm công suất nhỏ
.:: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT CƠ ĐIỆN TỬ ::.
Mã: 6510304
Mục tiêu đào tạo:
- Làm trưởng nhóm bảo trì, lắp đặt, vận hành về cơ điện tử tại các doanh nghiệp.
- Tổ chức và quản lý nhóm làm việc hiệu quả; tuân thủ tốt tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động.
- Nhận thức được tầm quan trọng của việc học tập suốt đời; sẵn sàng học tiếp các chương trình nhằm nâng cao trình độ chuyên môn.
Chuẩn đầu ra của sinh viên:
- Sử dụng thành thạo các thiết bị đo và dụng cụ đồ nghề điện, điện tử, cơ khí.
- Đọc, hiểu được các bản vẽ, catalogue chuyên ngành cơ điện tử bằng tiếng Anh.
- Áp dụng được các kiến thức đại cương và kiến thức cơ sở ngành vào các hoạt động kỹ thuật công nghệ điện, điện tử trong phạm vi ứng dụng phù hợp với yêu cầu công việc.
- Lắp đặt, vận hành tốt các thiết bị cơ điện tử.
- Chuẩn đoán, sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống cơ điện tử.
- Khai thác ứng dụng dùng: vi điều khiển 8 bit, PLC (S7-200, S7-300).
- Sử dụng hiệu quả các phần mềm tin học văn phòng, các phần mềm chuyên dùng ngành cơ điện tử.
- Lập kế hoạch, tổ chức, triển khai công việc.
- Áp dụng đúng các biện pháp an toàn trong khi làm việc.
- Vận dụng hiệu quả các kỹ năng mềm (làm việc nhóm, giao tiếp, trình bày vấn đề kỹ thuật, báo cáo), biết tổ chức nơi làm việc, biết định vị bản thân để thể hiện vai trò của mình, và hòa nhập vào môi trường đa quốc gia.
- Cố vấn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, huấn luyện kỹ thuật cho các doanh nghiệp có sử dụng thiết bị cơ điện tử.
- Giám sát và kiểm tra quá trình sản xuất theo nhóm chuyên trách.
- Kiểm định chất lượng sản phẩm cơ điện tử và đưa ra hướng khắc phục.
- Hiểu biết và cam kết để có thể thể hiện được trách nhiệm công dân, thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn.
- Tham gia hội thảo khoa học công nghệ thường xuyên
.:: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỀU KHIỂN VÀ TỰ ĐỘNG HÓA ::.
Mã: 6510305
Mục tiêu đào tạo:
- Trở thành thành viên chủ chốt trong nhóm kỹ thuật thực hiện các công việc như: thiết kế, lắp đặt, giám sát thi công, vận hành, bảo trì các hệ thống điều khiển tự động.
- Tư vấn cho khách hàng trong việc lựa chọn thiết bị; đề xuất các giải pháp tự động hóa.
- Hướng dẫn cho người có kỹ năng nghề thấp hơn; tiếp tục học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ.
Chuẩn đầu ra của sinh viên:
- Áp dụng được các kiến thức toán học, khoa học kỹ thuật và lý thuyết về điều khiển để xác định mô tả toán học của hệ thống, phân loại, đánh giá chất lượng và thiết kế hệ thống điều khiển tự động.
- Phân tích, thiết kế và thi công được các mạch điện tử ứng dụng cơ bản.
- Thiết kế và lập trình các hệ thống điều khiển sử dụng các bộ điều khiển lập trình.
- Lắp đặt, vận hành, bảo trì các hệ thống đo lường - điều khiển tự động.
- Thực hiện các kỹ năng nghề nghiệp.
- Đọc hiểu tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh.
- Sử dụng hiệu quả các kỹ năng mềm để thể hiện vai trò của bản thân trong nhóm đa ngành.
- Hiểu biết và cam kết thực hiện được trách nhiệm công dân, tác phong công nghiệp, thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn.
.:: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG (ĐIỆN TỬ, TRUYỀN THÔNG) ::.
Mã: 6510312
Mục tiêu đào tạo:
Sau 2 đến 3 năm, người đã tốt nghiệp ngành CNKT Điện tử - Viễn thông (CNKT Điện tử, truyền thông) - gồm 02 chuyên ngành: Điện tử viễn thông; Viễn thông và mạng máy tính - có khả năng:
- Thành viên chủ chốt trong nhóm: Phụ trách vấn đề về vận hành, sửa chữa và bảo trì kỹ thuật trong lĩnh vực Điện tử, Viễn thông và Hệ thống mạng.
- Thành viên chủ chốt trong nhóm: Phụ trách vấn đề về thiết kế, thi công và giám sát kỹ thuật trong lĩnh vực Điện tử, Viễn thông và Hệ thống mạng.
- Thành viên chủ chốt trong nhóm: Phụ trách vấn đề về tư vấn hỗ trợ kỹ thuật, đề xuất triển khai giải pháp kỹ thuật, và tiếp cận công nghệ kỹ thuật mới trong lĩnh vực Điện tử, Viễn thông và Hệ thống mạng.
Chuẩn đầu ra của sinh viên:
Sau khi tốt nghiệp ngành CNKT Điện tử - Viễn thông (CNKT Điện tử, truyền thông) - gồm 02 chuyên ngành: Điện tử viễn thông; Viễn thông và mạng máy tính - người học có khả năng:
- Sử dụng thành thạo dụng cụ, công cụ và phần mềm chuyên ngành để đo đạc, bảo trì, lắp đặt thiết bị và hệ thống Điện tử, Viễn thông và Hệ thống mạng.
- Phân tích được chức năng, nguyên lý hoạt động, quy trình vận hành, sửa chữa thiết bị và hệ thống Điện tử, Viễn thông và Hệ thống mạng.
- Thiết kế được mạch điện tử ứng dụng đáp ứng yêu cầu công việc và cải tiến chức năng của thiết bị và hệ thống Điện tử, Viễn thông và Hệ thống mạng.
- Vận dụng hiệu quả kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, lập kế hoạch, giải quyết vấn đề, … vào hoạt động nghề nghiệp.
- Vận dụng được kiến thức, kỹ năng cơ bản về khoa học xã hội vào hoạt động nghề nghiệp, thực hiện trách nhiệm công dân và đạo đức nghề nghiệp.
- Giao tiếp, đọc hiểu được tài liệu chuyên ngành Điện tử, Viễn thông và Hệ thống mạng bằng tiếng Anh.
- Thực hiện được kỹ năng nghề nghiệp theo đúng quy trình và áp dụng tiêu chuẩn an toàn, quản lý, giám sát chất lượng, … vào hoạt động nghề nghiệp.
CHUYÊN NGÀNH CNKT ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG
- Vận hành, bảo trì hệ thống Điện tử viễn thông: mạng thông tin di động GSM, mạng 4G/5G, hệ thống tổng đài, trạm phát sóng BTS, trạm truyền hình, …
- Thiết kế, lập trình hệ thống nhúng ứng dụng, hệ thống điều khiển thiết bị từ xa IoT (Internet of Things) qua SMS, RF, Bluetooth, Wifi, ....
- Thi công, cài đặt thông số kỹ thuật cho thiết bị đầu cuối viễn thông, mạng ngoại vi, hệ thống thông tin quang, Viba và vệ tinh, truyền hình số, …
CHUYÊN NGÀNH CNKT VIỄN THÔNG VÀ MẠNG MÁY TÍNH
- Cấu hình, quản trị hệ thống Viễn thông và mạng máy tính: trung tâm truyền dẫn, hệ thống mạng Cisco, VoIP, Website, …
- Thiết kế, lập trình hệ thống mạng, giải pháp an ninh mạng, lập trình ứng dụng Smartphone, thiết bị di động, ...
- Thi công, cài đặt thông số kỹ thuật cho hệ thống camera, hệ thống cảnh báo - giám sát thông minh, hệ thống nhúng thông minh, …
.:: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP ::.
Mã: 6340302
Mục tiêu đào tạo:
Sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường làm việc từ 2 đến 3 năm có khả năng:
1. Kế toán tổng hợp trong doanh nghiệp: phụ trách tổ chức và vận hành bộ máy kế toán theo hệ thống pháp luật hiện hành.
2. Thành viên nhóm: phụ trách tư vấn và cung cấp dịch vụ kế toán trong các công ty dịch vụ kế toán và thuế.
Chuẩn đầu ra của sinh viên:
1. Vận dụng hiệu quả các kỹ năng như: kỹ năng giao tiếp và soạn thảo văn bản; trình bày báo cáo theo yêu cầu công việc.
2. Áp dụng các quy luật, mô hình kinh tế để giải quyết công việc hiệu quả.
3. Áp dụng các kỹ năng nghề nghiệp: tính toán, định khoản, lập, xử lý và lưu chuyển hệ thống chứng từ, sổ sách theo hệ thống pháp luật hiện hành.
4. Thiết lập và phân tích những chi tiêu tài chính căn bản trong doanh nghiệp.
5. Sử dụng Excel vào hạch toán kế toán doanh nghiệp và lập bảng tính phục vụ các công việc thuộc chuyên môn.
6. Sử dụng phần mềm kế toán vào hạch toán kế toán tại các tổ chức và doanh nghiệp.
7. Lập các báo cáo kế toán, thuế và bảo hiểm xã hội theo hệ thống pháp luật hiện hành.
8. Vận dụng Tiếng Anh trong các tình huống quen thuộc.
9. Thực hiện trách nhiệm công dân và các qui tắc đạo đức nghề nghiệp.
.:: CƠ KHÍ CHẾ TẠO (CẮT GỌT KIM LOẠI) ::.
Mã: 6520121
Mục tiêu đào tạo:
- Lập được quy trình công nghệ gia công các chi tiết cơ khí.
- Thực hiện gia công, lắp ráp các sản phẩm cơ khí.
- Tiếp nhận, cập nhật và ứng dụng công nghệ trong gia công cắt gọt.
- Làm việc chuyên nghiệp, có trách nhiệm, có đạo đức nghề nghiệp.
Chuẩn đầu ra:
Sau khi tốt nghiệp sinh viên có khả năng:
- Đề xuất các phương án gia công, trang thiết bị máy móc hiện đại khi thực hiện nhiệm vụ gia công cắt gọt.
- Giải thích được các tiêu chuẩn đo lường/kiểm tra trong gia công cơ khí.
- Vận hành được các trang thiết bị/máy công cụ hiện đại trong việc thực hiện các hoạt động gia công cắt gọt.
- Đề xuất và khắc phục được những vấn đề xảy ra trong gia công cơ khí.
- Xác định và sử dụng được tài liệu tra cứu thích hợp trong quá trình lập quy trình công nghệ.
- Đảm bảo chất lượng, tiến độ và không ngừng cải tiến công việc.
- Tuân thủ và tôn trọng chuẩn mực, đạo đức nghề nghiệp và tự chịu trách nhiệm về chuyên môn.
- Nhận thức được tầm quan trọng của việc học tập nâng cao trình độ và phát triển nghề nghiệp.
- Làm việc nhóm hiệu quả.
.:: SỬA CHỮA CƠ KHÍ (NGUỘI SỬA CHỮA MÁY CÔNG CỤ) ::.
Mã: 6520126
Mục tiêu đào tạo:
Sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường làm việc từ 2 đến 3 năm có khả năng:
- Lắp đặt, bảo trì, sửa chữa máy công cụ và thiết bị cơ khí.
- Tiếp nhận và ứng dụng công nghệ mới trong bảo trì cơ khí
- Trở thành người thợ cả, trưởng nhóm Bảo Trì – Sửa chữa máy công cụ và hệ thống cơ khí.
Chuẩn đầu ra:
Sau khi tốt nghiệp sinh viên có khả năng:
- Vận dụng kiến thức cơ sở ngành, kỹ năng kỹ thuật và các trang thiết bị/máy công cụ trong chương trình đào tạo để thực hiện các hoạt động bảo trì, sửa chữa máy công cụ và hệ thống cơ khí.
- Nhận thức tầm quan trọng trong việc học tập nâng cao trình độ và phát triển nghề nghiệp.
- Làm việc nhóm hiệu quả.
- Sử dụng thành thạo các dụng cụ đo và dụng cụ tháo lắp cơ bản trong ngành cơ khí.
- Đọc và phân tích được bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp, bản vẽ sơ đồ động.
- Vận hành được các loại máy công cụ như: tiện, phay, CNC.
- Lập được quy trình tháo, lắp các cụm máy.
- Lập được phương án sửa chữa các chi tiết máy và bộ truyền cơ khí cơ bản
- Lập được kế hoạch bảo trì, sửa chữa máy công cụ và hệ thống cơ khí.
- Tuân thủ và tôn trọng chuẩn mực, đạo đức nghề nghiệp.
.:: HÀN (CÔNG NGHỆC CAO - 2,5 NĂM) ::.
Mã: 6520123
Mục tiêu đào tạo:
Sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường làm việc từ 2 đến 3 năm có khả năng:
- Tiếp nhận và ứng dụng công nghệ mới trong ngành Hàn
- Trở thành người thợ cả, trưởng nhóm trong phân xưởng Hàn.
- Đảm trách các hoạt động dịch vụ trong ngành Hàn.
Chuẩn đầu ra:
Sau khi tốt nghiệp sinh viên có khả năng:
- Vận dụng kiến thức cơ sở ngành, kỹ năng kỹ thuật và các trang thiết bị/máy hàn hiện đại trong chương trình đào tạo để thực hiện các hoạt động trong ngành Hàn
- Nhận thức tầm quan trọng trong việc học tập nâng cao trình độ và phát triển nghề nghiệp.
- Làm việc nhóm hiệu quả.
- Đọc được bản vẽ chi tiết, bản vẽ kết cấu hàn, bản vẽ quy trình hàn
- Lập được quy trình hàn.
- Hàn được mối hàn bằng phương pháp hàn Hồ quang tay (SMAW), mối hàn MAG/MIG, mối hàn TIG, mối hàn hồ quang chìm SAW.
- Chuẩn bị được phôi hàn theo yêu cầu kỹ thuật.
- Gá lắp được các kết cấu hàn theo đúng yêu cầu kỹ thuật.
- Tuân thủ và tôn trọng chuẩn mực, đạo đức nghề nghiệp.
.:: KỸ THUẬT MÁY LẠNH VÀ ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ ::.
Mã: 6520205
Mục tiêu đào tạo:
Sau khi tốt nghiệp sinh viên có khả năng:
- Có thể làm việc tại các nhà máy, công ty, các tập đoàn với khả năng hướng dẫn và trực tiếp thi công, vận hành, giám sát, sửa chữa, bảo trì các hệ thống lạnh, thông gió và điều khiển tự động các máy lạnh, điều hòa không khí dân dụng và công nghiệp.
- Thành viên chủ chốt trong nhóm: tư vấn kỹ thuật, tư vấn bán hàng các thiết bị lạnh và điều hòa không khí.
- Có thể trở thành giáo viên dạy nghề tại các trường trung cấp, các cơ sở dạy nghề có đào tạo nghề kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí.
- Ngoài ra, sinh viên có thể tự thành lập công ty, tiệm để kinh doanh về lĩnh vực máy lạnh và điều hòa không khí.
- Có khả năng tự học tập, nghiên cứu và tiếp thu nhanh các công nghệ mới.
Chuẩn đầu ra:
Sau khi tốt nghiệp chương trình CĐN Kỹ thuật máy lạnh và Điều hòa không khí, sinh viên có khả năng :
- Thực hiện các kỹ năng nghề nghiệp: kỹ năng sử dụng các dụng cụ cầm tay, kỹ năng tổ chức, sắp xếp nơi làm việc, kỹ năng về quản lý thời gian, thực hiện các biện pháp an toàn
- Thực hiện các đo đạc và thí nghiệm các hệ thống lạnh và điều hòa không khí.
- Thi công được các hệ thống điện điều khiển cho các hệ thống hệ thống lạnh và điều hòa không khí cơ bản
- Thiết kế được các hệ thống hệ thống lạnh và điều hòa không khí cơ bản
- Thi công được các hệ thống lạnh và điều hòa không khí.
- Vận hành, sửa chữa và bảo trì các hệ thống hệ thống lạnh và điều hòa không khí.
- Vận dụng hiệu quả kỹ năng mềm như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng viết báo cáo, kỹ năng thuyết trình vào hoạt động nghề nghiệp.
- Vận dụng những kiến thức/ kỹ năng cơ bản về khoa học xã hội, giáo dục thể chất , quốc phòng vào thực tiễn.
.:: BẢO TRÌ, SỬA CHỮA Ô TÔ (CÔNG NGHỆ Ô TÔ) ::.
Mã: 6510216
Mục tiêu đào tạo:
Sau 2 đến 3 năm, người tốt nghiệp có khả năng:
- Thành viên chính trong lĩnh vực bảo dưỡng – chẩn đoán và sửa chữa ô tô.
- Thành viên trong các hoạt động dịch vụ và kinh doanh về lĩnh vực ô tô
- Thành viên trong các dây chuyền lắp ráp và vận hành tại nhà máy
Chuẩn đầu ra:
Sau khi tốt nghiệp sinh viên có khả năng:
- Vận dụng kiến thức về khoa học và kỹ thuật để nhận dạng, giải thích nguyên lý làm việc các hệ thống trên ô tô
- Chẩn đoán, bảo dưỡng, sửa chữa các hệ thống cơ khí, điện, điều khiển điện tử hiện đại trên ô tô.
- Thực hiện được các công việc kỹ thuật tại cơ sở lắp ráp và vận hành nhà máy
- Có khả năng giao tiếp (viết, nói và bản vẽ, lập bản biểu) trong các môi trường kỹ thuật và phi kỹ thuật; và có khả năng xác định và sử dụng tài liệu phù hợp
- Làm việc nhóm hiệu quả
.:: ĐIỆN CÔNG NGHIỆP ::.
Mã: 6520227
Mục tiêu đào tạo:
Sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường làm việc từ 2 đến 3 năm có khả năng:
- Thành viên chính trong nhóm: phụ trách các vấn đề về lắp đặt, sửa chữa, vận hành, bảo trì, kiểm tra kỹ thuật các hệ thống điện dân dụng và công nghiệp.
- Tư vấn kỹ thuật, tư vấn bán hàng các thiết bị trong lĩnh vực điện.
Chuẩn đầu ra:
Sau khi tốt nghiệp từ chương trình Cao đẳng Điện công nghiệp, sinh viên có khả năng:
- Thực hiện được các đo đạc về điện đối với các mạch điện, thiết bị điện hạ áp.
- Lắp đặt, vận hành và bảo trì thiết bị điện hạ áp.
- Vận dụng hiệu quả kỹ năng mềm vào hoạt động nghề nghiệp.
- Vận dụng được những kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, giáo dục quốc phòng và giáo dục thể chất vào thực tiễn.
- Sử dụng được tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh.
- Lắp đặt: thiết bị điện, thiết bị đo lường, dây dẫn trong hệ thống điện hạ áp, máy móc công nghiệp và dây chuyền sản xuất.
- Vận hành, sửa chữa hệ thống điện hạ áp, các mạch điện trong máy móc công nghiệp.
- Thưc hiện được các kỹ năng nghề nghiệp.
.:: ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP ::.
Mã: 6520225
Mục tiêu đào tạo:
Sau khi tốt nghiệp làm việc từ 2 đến 3 năm, sinh viên có khả năng:
- Là thành viên chính phụ trách các vấn đề về lắp đặt, vận hành, sửa chữa các thiết bị, hệ thống điện, điện tử, tự động hóa trong công nghiệp
- Phụ trách chính trong nhóm tư vấn kỹ thuật, tư vấn bán hàng điện, điện tử công nghiệp
- Thành viên chính trong thiết kế, lập trình, điều khiển các hệ thống trong lĩnh vực điện tử công nghiệp
Chuẩn đầu ra:
Sau khi tốt nghiệp người học có thể đạt được:
- Có khả năng thực hiện các mạch điện tử cơ bản, điện tử công suất, kỹ thuật số áp dụng vào các ứng dụng cụ thể.
- Có năng lực ngoại ngữ để đọc hiểu các tài liệu kỹ thuật tiếng anh như catalog, manual.
- Có khả năng lập trình PLC, vi điều khiển, thiết kế hệ thống nhúng trong công nghiệp
- Vận hành, sửa chữa, bảo trì hệ thống điện, điện tử, khí nén, thủy lực, Robot công nghiệp và tự động hóa trong công nghiệp.
- Thi công, lắp đặt hệ thống mạng máy tính, mạng công nghiệp trong nhà máy, xí nghiệp.
- Vận hành, sửa chữa trang bị điện tử trong các máy công cụ.
- Có khả năng học tập lên các bậc học cao hơn
.:: QUẢN TRỊ MẠNG MÁY TÍNH ::.
Mã: 6480209
Mục tiêu đào tạo:
Sau khi làm việc từ 2-3 năm trong chuyên ngành phù hợp với chuyên môn đào tạo, Sinh viên đã tốt nghiệp từ ngành Công nghệ thông tin có khả năng:
- Là nhân viên lành nghề trong công việc: quản trị hệ thống mạng của các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp.
- Là nhân viên lành nghề trong nhóm: phân tích, thiết kế và triển khai các giải pháp hạ tầng hệ thống mạng.
- Là nhân viên lành nghề trong hoạt động tư vấn kỹ thuật, tư vấn giải pháp tin học hóa trong cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp.
Chuẩn đầu ra:
Sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo ngành Công Nghệ Thông Tin sinh viên sẽ làm được:
- Có động cơ nghề nghiệp đúng đắn, tuân thủ và tôn trọng chuẩn mực, đạo đức nghề nghiệp, chịu trách nhiệm với công việc của cá nhân.
- Có ý thức học tập và tự rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn.
- Áp dụng một cách hiệu quả các kỹ năng mềm trong công việc như: kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, trình bày vấn đề kỹ thuật, viết báo cáo.
- Đọc và hiểu tốt các tài liệu hướng dẫn bằng tiếng Anh liên quan đến chuyên ngành công nghệ thông tin.
- Lắp ráp, cài đặt các phần mềm và xử lý các sự cố thường gặp của máy tính.
- Chẩn đoán sự cố, bảo trì, thay thế các thiết bị phần cứng của hệ thống mạng.
- Phân tích các yêu cầu thực tế để thiết kế, triển khai, vận hành và bảo trì hệ thống mạng máy tính cho các cơ quan, trường học và doanh nghiệp.
- Phân tích, thiết kế, triển khai và bảo trì hệ thống cơ sở dữ liệu, hệ thống phần mềm, website, mạng máy tính trong các cơ quan, trường học và doanh nghiệp.
.:: KỸ THUẬT SỬA CHỮA, LẮP RÁP MÁY TÍNH ::.
Mã: 6480102
Mục tiêu đào tạo:
Sau khi làm việc từ 2-3 năm trong chuyên ngành phù hợp với chuyên môn đào tạo, Sinh viên đã tốt nghiệp từ ngành Kỹ thuật Sửa chữa, Lắp ráp máy tính có khả năng:
- Là nhân viên lành nghề trong công việc: xây dựng, bảo trì, sửa chữa hệ thống máy tính của các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp.
- Là nhân viên lành nghề trong hoạt động tư vấn giải pháp kỹ thuật, lựa chọn các thiết bị Công nghệ thông tin.
Chuẩn đầu ra:
Sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Sửa chữa, Lắp ráp máy tính sinh viên sẽ làm được:
- Có động cơ nghề nghiệp đúng đắn, tuân thủ và tôn trọng chuẩn mực, đạo đức nghề nghiệp, chịu trách nhiệm với công việc của cá nhân.
- Có ý thức học tập và tự rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn.
- Áp dụng một cách hiệu quả các kỹ năng mềm trong công việc như: kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, trình bày vấn đề kỹ thuật, viết báo cáo.
- Đọc và hiểu tốt các tài liệu hướng dẫn bằng tiếng Anh liên quan đến chuyên ngành công nghệ thông tin.
- Lắp ráp, cài đặt các phần mềm và xử lý các sự cố thường gặp của máy tính.
- Chẩn đoán sự cố, bảo trì, sửa chữa và thay thế các thiết bị phần cứng hệ thống máy tính.
- Phân tích các yêu cầu thực tế để thiết kế, triển khai, vận hành và bảo trì hệ thống máy tính cho các cơ quan, trường học và doanh nghiệp.