Trường Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại hiện đào tạo 10 ngành, nghề:
1/ Kinh doanh xuất nhập khẩu
2/ Logistics
3/ Quản trị kinh doanh
4/ Marketing thương mại
5/ Quản trị khách sạn
6/ Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
7/ Thương mại điện tử
8/ Kế toán doanh nghiệp
9/ Tài chính doanh nghiệp
10/ Tiếng Anh thương mại
Tên ngành, nghề: KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU
Mã ngành, nghề: 6340102
Mục tiêu chung
Đào tạo các tác nghiệp viên ngành Kinh doanh Quốc tế bậc cao đẳng có phẩm chất chính trị vững vàng; Nêu cao đạo đức nghề nghiệp và biết tự rèn luyện sức khỏe tốt; Nắm vững những kiến thức cơ bản về kinh tế xã hội, về hội nhập kinh tế quốc tế và kiến thức chuyên sâu về nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu; Có năng lực tổ chức thực hiện, tham gia giải quyết các vấn đề chuyên môn cụ thể trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu. Sinh viên tốt nghiệp ra trường có thể làm việc ở các doanh nghiệp, các cơ quan có hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.
Kiến thức
- Hiểu và vận dụng kiến thức giáo dục đại cương theo chuẩn chương trình đào tạo quốc gia;
- Áp dụng những kiến thức chung, cơ sở và kiến thức bổ trợ về kinh doanh xuất nhập khẩu vào thức tế;
- Hiểu cơ bản về thủ tục hải quan, chế độ thủ tục khai báo, nguyên tắc khai báo, trách nhiệm người khai báo hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu theo loại hình kinh doanh;
- Có kiến thức về địa lý kinh tế và văn hóa các khu vực;
- Hiểu được môi trường hoạt động của thương mại quốc tế, các chính sách thương mại quốc tế mà các quốc gia thường áp dụng;
- Hiểu được cơ cấu tổ chức, nguyên tắc cũng như các hoạt động của các liên kết, định chế tài chính trên thế giới;
- Hiểu được các điều kiện thương mại quốc tế hiện hành;
- Hiểu được các phương thức giao dịch mua bán, cung ứng dịch vụ trên thị trường thế giới, đồng thời biết được các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về các giao dịch đó;
- Hiểu được các nghiệp vụ mà người xuất khẩu, người nhập khẩu phải thực hiện sau khi ký kết hợp đồng ngoại thương;
- Hiểu được cách tổ chức chuyên chở và giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển, tàu chợ, tàu chuyến, container, đường hàng không và vận tải đa phương thức;
- Biết cách phân loại, ý nghĩa, mục đích sử dụng các chứng từ cho các phương thức vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu;
- Hiểu được các yêu cầu và nội dung nghiệp vụ thanh toán trong hoạt động ngoại thương;
- Hiểu quá trình thanh toán quốc tế giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp và giữa doanh nghiệp với ngân hàng
- Hiểu rõ các điều kiện, quy tắc về bảo hiểm cho hàng hóa xuất nhập khẩu đang được áp dụng tại Việt Nam cũng như phạm vi quốc tế;
- Hiểu rõ các hình thức và nội dung của hợp đồng bảo hiểm cho hàng hóa mua bán ngoại thương;
- Nhận biết nhu cầu và tham gia học tập và nâng cao trình độ suốt đời;
- Áp dụng được kiến thức bổ trợ và phát triển sang các ngành kinh tế khác;
- Hiểu biết về những vấn đề thời sự liên quan.
Kỹ năng
- Phân tích, đánh giá được tác động của thuế quan, hạn ngạch, trợ cấp xuất khẩu; các tác động của liên kết kinh tế quốc tế đối với các bên liên quan;
- Đánh giá được tác động của tỷ giá hối đoái đến nền kinh tế, đặc biệt là đối với xuất nhập khẩu và cán cân thương mại;
- Nắm vững nghiệp vụ giao nhận hàng hóa tại các cảng biển, sân bay và các cửa khẩu, cũng như các quy trình, thủ tục giao nhận hàng giữa chủ hàng và các bên: người chuyên chở, công ty giao nhận, cảng vụ;
- Thực hiện được việc phân tích, soạn thảo hoàn chỉnh hợp đồng ngoại thương;
- Lập được các quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng ngoại thương;
- Đàm phán hợp đồng ngoại thương bằng nhiều hình thức như: bằng thư tín thương mại, bằng điện thoại, bằng cách gặp mặt trực tiếp;
- Thực hiện các giao dịch thanh toán phổ biến giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp và giữa doanh nghiệp với ngân hàng liên quan đến đáp ứng yêu cầu thanh toán cho hoạt động ngoại thương;
- Phân loại được các hình thức của rủi ro và tổn thất xảy ra đối với hàng hóa trong quá trình mua bán ngoại thương;
- Thực hiện được nghiệp vụ giám định tổn thất cho hàng hóa và quy trình, nghiệp vụ khiếu nại đòi bồi thường tổn thất cho hàng hóa;
- Lập bộ hồ sơ khiếu nại đòi bảo hiểm bồi thường tổn thất đầy đủ và chặt chẽ,
- Cách tính tiền đòi bảo hiểm bồi thường tổn thất.
- Kỹ năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm;
- Kỹ năng giao tiếp tốt;
- Khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn;
- Kỹ năng giao tiếp ứng xử trong kinh doanh thương mại điện tử;
- Kỹ năng bán hàng trong kinh doanh thương mại điện tử.
Về năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm
- Hiểu biết trách nhiệm nghề nghiệp và đạo đức nghề nghiệp;
- Nhận biết trách nhiệm với bản thân và cộng đồng;
- Ý thức vượt khó vươn lên trong mọi công việc;
- Có ý thức hợp tác, thân thiện với đồng nghiệp và các cá nhân bên ngoài tổ chức
Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
- Sau khi tốt nghiệp, người học làm việc tại
- Các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa;
- Các doanh nghiệp dịch vụ giao nhận, vận tải và dịch vụ logistics; hãng tàu; hải quan; bảo hiểm; ngân hàng và cảng;
- Nhân viên giao dịch, soạn thảo và kiểm tra hợp đồng xuất nhập khẩu;
- Nhân viên thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu;
- Nhân viên khai/khai thuê hải quan;
- Nhân viên giao nhận, nhân viên chứng từ,
- Nhân viên thanh toán quốc tế;
- Nhân viên kinh doanh cước vận tải và logistics,
- Nhân viên giám định hàng hóa;
- Các loại hình doanh nghiệp sản xuất và thương mại;
- Các bộ phận quản trị và hoạt động kinh doanh ở các loại hình doanh nghiệp khác;
Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
- Sau khi tốt nghiệp, người học làm việc tại
- Các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa;
- Các doanh nghiệp dịch vụ giao nhận, vận tải và dịch vụ logistics; hãng tàu; hải quan; bảo hiểm; ngân hàng và cảng;
- Nhân viên giao dịch, soạn thảo và kiểm tra hợp đồng xuất nhập khẩu;
- Nhân viên thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu;
- Nhân viên khai/khai thuê hải quan;
- Nhân viên giao nhận, nhân viên chứng từ,
- Nhân viên thanh toán quốc tế;
- Nhân viên kinh doanh cước vận tải và logistics,
- Nhân viên giám định hàng hóa;
- Các loại hình doanh nghiệp sản xuất và thương mại;
- Các bộ phận quản trị và hoạt động kinh doanh ở các loại hình doanh nghiệp khác;
Tên ngành, nghề : LOGISTICS
Mã ngành, nghề : 6340101
Mục tiêu chung
Đào tạo các tác nghiệp viên ngành Logistic quốc tế bậc cao đẳng có phẩm chất chính trị vững vàng, có đạo đức nghề nghiệp và sức khỏe tốt; Nắm vững những kiến thức cơ bản về kinh tế xã hội, về hội nhập kinh tế quốc tế và kiến thức chuyên sâu về nghiệp vụ logistics quốc tế; Có năng lực phân tích, đánh giá, thiết kế, triển khai, vận hành, và cải tiến hiệu quả hệ thống logistics. Sinh viên tốt nghiệp ra trường có thể làm việc ở các doanh nghiệp, các cơ quan, tổ chức có hoạt động logistics.
Kiến thức
Kiến thức chung
- Hiểu và vận dụng kiến thức, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; có nhân sinh quan, thế giới quan duy vật biện chứng; có lập trường giai cấp và chính trị vững vàng;
- Đạt trình độ ngoại ngữ để nghiên cứu tài liệu chuyên ngành.
Kiến thức lĩnh vực kinh tế
- Có kiến thức tổng quan về kinh tế vi mô, các công cụ toán, thống kê kinh doanh, kế toán;
- Nắm vững kiến thức chuyên sâu về quản trị, marketing, thương mại điện tử.
Kiến thức ngành
- Nắm vững các quy luật kinh tế, cách thức vận hành kinh tế thị trường, vai trò và tác động của chính phủ đối với nền kinh tế; các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước, các quan hệ kinh tế quốc tế;
- Hiểu được cơ cấu tổ chức, nguyên tắc cũng như các hoạt động của các liên kết, định chế tài chính trên thế giới;
- Nắm vững những vấn đề cơ bản của luật pháp và đạo đức kinh doanh trong nước và quốc tế;
- Có kiến thức về chính sách kinh tế đối ngoại của các quốc gia để phân tích, đánh giá và ra quyết định trong thực hiện các hoạt động kinh doanh quốc tế;
- Nắm vững ý nghĩa và tầm quan trọng của Logistics trong các hoạt động kinh tế của một quốc gia.
Kiến thức chuyên ngành Logistics quốc tế
- Nắm vững các lý thuyết có liên quan về chuỗi cung ứng và các chức năng logistics, đặc biệt lưu ý đến các vấn đề xử lý đơn hàng, thu mua, sản xuất, phân phối, vận tải, tồn kho sản phẩm;
- Nắm vữngcác nghiệp vụ về lập kế hoạch nhu cầu, mua hàng, kiểm soát hàng tồn kho, xử lý vật liệu, vận chuyển, kho bãi, đóng gói sản phẩm
- Nắm vững các lý thuyết, quy trình, thủ tục ký kết và thực hiện hợp đồng thương mại, hợp đồng ngoại thương, hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng vận tải trong nước và quốc tế; các thủ tục trong giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu; thụ tục hải quan.
Kỹ năng
Kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định
- Có năng lực phân tích và nhận diện vấn đề; tìm kiếm và phân tích thông tin một cách khoa học để đưa ra các giải pháp, kiến nghị phù hợp giải quyết vấn đề;
- Có năng lực tư duy và lập luận logic, khoa học trong việc giải quyết các vấn đề chuyên môn nghiệp vụ.
Kỹ năng nghiên cứu và lập luận
- Có khả năng tự học, tự nghiên cứu và khám phá kiến thức mới; có cách nhìn phản biện, phê phán với các kiến thức hiện tại;
- Có thể chủ động ứng dụng kiến thức mới, công nghệ mới vào công việc; có khả năng thích ứng cao với môi trường hoạt động.
Kỹ năng tư duy hệ thống
- Có khả năng phân tích vấn đề logic; so sánh, đối chiếu các vấn đề, các yếu tố khác của hệ thống;
- Có khả năng nhìn nhận vấn đề dưới nhiều góc độ khác nhau và phân tích vấn đề trong mối tương quan với các yếu tố khác trong hệ thống.
Kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ
- Có khả năng phân tích, xác định, và giải quyết các vấn đề liên quan đến hệ thống logistics và chuỗi cung ứng
- Phân tích kế hoạch sản xuất kinh doanh
- Thực hiện các nghiệp vụ logistics như dịch vụ khách hàng, kho và tồn kho, thu mua, phân phối
- Thực hiện nghiệp vụ của đại lý giao nhận, đại lý vận tải, thủ tục hải quan, thực hiện và thanh toán hợp đồng ngoại thương;
- Thực hiện quản lý và điều hành các hệ thống kho vận, vật tư, giao nhận;
- Phân tích các giải pháp tối ưu hóa dịch vu;̣ cải tiến chất lượng dịch vụ;
- Thiết kế giải pháp tổng thể nhằm giảm chi phí sản xuất và vận hành.
Các kỹ năng khác
- Kỹ năng làm việc độc lập và làm việc nhóm;
- Kỹ năng giao tiếp, ứng xử;
- Kỹ năng viết báo cáo, thuyết trình, bảo vệ đề án;
- Khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
Về năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm
- Có khả năng nghiên cứu, cải tiến, sáng tạo trong hoạt động nghề nghiệp;
- Có khả năng vận dụng linh hoạt và phù hợp kiến thức, kĩ năng được đào tạo với thực tiễn nghề nghiệp; khả năng phát hiện và giải quyết hợp lí các vấn đề trong nghề nghiệp;
- Có đạo đức cá nhận và đạo đức nghề nghiệp tốt; có trách nhiệm trong công việc;
- Quan hệ tốt với cộng đồng và có tinh thần phục vụ cộng đồng;
- Năng động và tự tin trong công việc; có bản lĩnh và ý chí vươn lên khẳng định bản thân, phát triển nghề nghiệp.
Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp, người học có thể làm việc tại:
- Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, hãng tàu, bảo hiểm, ngân hàng, các cảng biển, hàng không, đường bộ; doanh nghiệp dịch vụ Logistics, kho hàng và trung tâm phân phối, trung tâm logistics, các nhà máy sản xuất, tập đoàn bán lẻ, …
- Các phòng ban chuyên môn thuộc cơ quan quản lý nhà nước về hoạch định chính sách thương mại nói chung và hoạt động logistics nói riêng; về giao thông vận tải, dịch vụ logistics.
Sau khi tốt nghiệp, người học có thể đảm nhận các vị trí:
- Nhân viên giao dịch, soạn thảo và kiểm tra hợp đồng xuất nhập khẩu;
- Nhân viên thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu;
- Nhân viên khai/khai thuê hải quan;
- Nhân viên giao nhận, nhân viên chứng từ,
- Nhân viên thanh toán quốc tế của ngân hàng;
- Nhân viên kinh doanh cước vận tải và logistics,
- Nhân viên giám định hàng hóa;
- Nhân viên kho vận
- Nhân viên điều độ vận tải hàng hóa
- Nhân viên mua hàng trong các tập đoàn đa quốc gia.
- Nhân viên phụ trách chuỗi cung ứng (từ sản xuất đến tiêu thụ)
- Nhân viên giao dịch, soạn thảo và kiểm tra hợp đồng logistics;
- Nhân viên kinh doanh Logistics;
- Nhân viên marketing;
- Nhân viên thanh toán quốc tế của các công ty;
- Nhân viên chăm sóc khách hàng;
Ngoài ra, người học có thể làm việc tại các bộ phận mua hàng, sản xuất, kinh doanh, marketing, chăm sóc khách hàngtại các loại hình doanh nghiệp sản xuất, thương mại và các loại hình doanh nghiệp khác.
Tên ngành, nghề: MARKETING THƯƠNG MẠI
Mã ngành : 6340118
Mục tiêu chung
Đào tạo cử nhân Cao đẳng ngành Marketing có phẩm chất đạo đức; Có năng lực về Marketing, các quá trình kinh doanh và quản trị ở doanh nghiệp; Có kỹ năng thực hiện các nghiệp vụ trong lĩnh vực quản trị kinh doanh về hàng hóa và dịch vụ, giới thiệu, phân tích, đánh giá và phát triển sản phẩm và thương hiệu sản phẩm tới khách hàng; Có phẩm chất cá nhân và khả năng tự học để thích ứng với môi trường kinh doanh trong điều kiện hội nhập quốc tế.
Mục tiêu cụ thể
Sinh viên tốt nghiệp ngành Marketing thương mại đạt được:
- Năng lực chung về pháp luật về kinh doanh và bản quyền sản phẩm, sức khỏe và an toàn của sản phẩm đối người tiêu dùng, quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng, tin học ứng dụng để tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp;
- Kiến thức về ngành Marketing thương mại như: Hàng hóa, dịch vụ; Các hoạt động để quảng bá, giới thiệu và phát triển các sản phẩm như thiết kế các sản phẩm, định giá sản phẩm, thiết lập các kênh phân phối và các hoạt động và công cụ chiêu thị; Khoa học quản lý và quản trị kinh doanh; Tâm lý khách hàng.
- Năng lực quản lý ngành Marketing thương mại như: Sản phẩm, Giá, Phân phối sản phẩm, và các hoạt động Chiêu thị; Quản trị thương hiệu; Thiết kế chương trình khảo sát khách hàng về sản phẩm; Xây dựng kế hoạch Marketing cho các dòng sản phẩm của doanh nghiệp.
- Năng lực chuyên sâu về nghiệp vụ marketing như: Thiết kế bộ nhận dạng thương hiệu; Thiết kế chương trình khảo sát khách hàng; Quản trị dòng sản phẩm; Thiết kế nội dung quảng cáo; Thiết kế chương trình sự kiện cho các dòng sản phẩm.
- Các kỹ năng trong công việc: Kỹ năng giao tiếp; Kỹ năng làm việc nhóm; kỹ năng tìm kiếm việc làm; kỹ năng tổ chức và quản lý công việc; Kỹ năng khảo sát khách hàng; Kỹ năng giải quyết tình huống. Kỹ năng thuyết trình.
- Các phẩm chất cá nhân yêu cầu: Năng động và sáng tạo; Biết lắng nghe – Chia sẻ - Cảm thông; Tính chủ động; Tính tổ chức.
Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc trong các lĩnh vực Marketing thương mại với các vị trí và bộ phận như sau:
- Chuyên viên nghiên cứu thị trường,
- Chuyên viên chăm sóc khách hàng,
- Chuyên viên quảng cáo;
- Chuyên viên phát triển sản phẩm mới;
- Chuyên viên PR - quan hệ công chúng;
- Chuyên viên phát triển thị trường;
- Chuyên viên phát triển kênh phân phối;
- Chuyên viên quản trị thương hiệu tại các doanh nghiệp;
- Chuyên viên tổ chức sự kiện;
- Chuyên viên viết nội dung quảng cáo (Content Marketing);
- Chuyên viên tổ chức truyền thông;
- Chuyên viên tổ chức các hội chợ triển lãm, giới thiệu sản phẩm.
Các cơ hội việc làm khác:
- Nhân viên bán hàng;
- Quản trị các trang bán hàng trên các mạng xã hội;
- Quản trị các dòng sản phẩm;
- Chuyên viên phát triển khách hàng;
- Quản trị các mối quan hệ khách hàng;
- Quản trị chuỗi cung ứng hàng hóa.
Tên ngành, nghề: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã ngành: 6340404
Mục tiêu chung
Đào tạo Cao đẳng Quản trị kinh doanh chuyên sâu Quản trị Doanh nghiệp có phẩm chất chính trị, đạo đức kinh doanh và sức khoẻ tốt, nắm vững kiến thức về chức năng, các quá trình kinh doanh và quản trị ở các doanh nghiệp; có kỹ năng cơ bản để vận dụng trong kinh doanh nói chung và thực hành thành thạo một số công việc chuyên môn trong lĩnh vực quản trị doanh nghiệp; có khả năng tự học tập để thích ứng với môi trường kinh doanh trong điều kiện hội nhập quốc tế.
Mục tiêu cụ thể
Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanhđạt được:
- Năng lực chung về pháp luật về kinh doanh về dịch vụ, sức khỏe và an toàn của khách hàng đối người tiêu dùng, quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng, tin học ứng dụng để tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp;
- Kiến thức về ngành Quản trị kinh doanh như: Có kiến thức chung môi trường kinh doanh, thị trường, thị phần; Có kiến thức về các hoạt động quản trị trong kinh doanh; Có kiến thị về chung về sản phẩm, khách hàng; Có kiến thức phân tích và đánh giá hiệu quả tài chính về Chi phí – Lợi nhuận của các dòng sản phẩm kinh doanh; Khoa học quản trị và quản trị kinh doanh; Tâm lý khách hàng về trong kinh doanh.
- Năng lực quản trị ngành Quản trị kinh doanh như: Lập kế hoạch, tổ chức công việc và nhân lực, điều khiển công việc và nhân lực, kiểm tra/giám sát công việc và nhân lực theo mục tiêu của tổ chức; Lập kế hoạch ngân sách và quản trị tài chính của tổ chức; Lập kế hoạch, tuyển dụng và hướng dẫn nhân viên; Lập kế hoạch tác nghiệp; Triển khai các dự án kinh doanh; Quản trị đội nhóm, các mối quan hệ và hiệu suất làm việc trong tổ chức; Duy trì và phát triển khách hàng.
- Năng lực chuyên sâu về nghiệp vụ quản trị kinh doanh như: Nghiệp vụ bán hàng truyền thống và nền tảng điện tử, Marketing, phân phối hàng hóa; Phát triển sản phẩm, thị trường, phát triển kênh phân phối; Phát triển khách hàng; Chăm sóc và phát triển các mối quan hệ với khách hàng; Quản trị chất lượng sản phẩm; Lập kế hoạch và phát triển các chiến lược kinh doanh tại tổ chức.
- Các kỹ năng trong công việc: Kỹ năng bán hàng; Kỹ năng trình bày và thuyết phục khách hàng; Kỹ năng tổ chức công việc; Kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh; Kỹ năng xây dựng các mối quan hệ tại nơi làm việc; Kỹ năng phân tích và đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên.
- Các phẩm chất cá nhân yêu cầu: Năng động và sáng tạo; Biết quan sát, phân tích và đánh giá công việc; Biết lắng nghe – Chia sẻ - Cảm thông; Tính tổ chức.
Cơ hội làm việc sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc trong các lĩnh vực quản trị kinh doanh với các vị trí và bộ phận như sau:
- Nhân viên bán hàng;
- Nhân viên thu mua;
- Chuyên viên phát triển sản phẩm mới;
- Chuyên viên chăm sóc khách hàng;
- Chuyên viên phát triển khách hàng;
- Chuyên viên nghiên cứu thị trường;
- Quản trị viên các cửa hàng;
- Quản trị viên các dòng sản phẩm;
- Quản trị viên các thị trường kinh doanh;
- Chuyên viên phát triển kênh phân phối;
- Quản trị các mối quan hệ khách hàng;
- Quản trị viên chuỗi cung ứng hàng hóa dầu vào và đầu ra của sản phẩm;
- Chuyên viên tuyển dụng;
Các cơ hội việc làm khác:
- Nhân viên văn phòng tại các tổ chức;
- Chuyên viên quản trị thương hiệu tại các doanh nghiệp;
- Chuyên viên tổ chức sự kiện;
- Chuyên viên viết nội dung quảng cáo (Content Marketing);
- Chuyên viên tổ chức truyền thông;
- Chuyên viên tổ chức các hội chợ triển lãm, giới thiệu sản phẩm;
- Chuyên viên quảng cáo;
- Chuyên viên PR - quan hệ công chúng…
Tên ngành, nghề: QUẢN TRỊ KHÁCH SẠN
Mã ngành : 6810201
Mục tiêu chung
Đào tạo cử nhân Cao đẳng ngành Quản trị Nhà hàng - Khách sạn có phẩm chất đạo đức; Có năng lực về kinh doanh và quản trị kinh doanh, các quá trình kinh doanh và quản trị ở doanh nghiệp; Có kỹ năng thực hiện các nghiệp vụ trong lĩnh vực quản trị kinh doanh về hàng hóa và dịch vụ về nhà hàng – khách sạn, giới thiệu, phân tích, đánh giá và phát triển sản phẩm và thương hiệu sản phẩm về nhà hàng – khách sạn tới khách hàng; Có phẩm chất cá nhân và khả năng tự học để thích ứng với môi trường kinh doanh nhà hàng – khách sạn trong điều kiện hội nhập quốc tế.
Mục tiêu cụ thể
Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị Nhà hàng - Khách sạnđạt được:
- Năng lực chung về pháp luật về kinh doanh về dịch vụ, sức khỏe và an toàn của khách hàng đối người tiêu dùng, quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng, tin học ứng dụng để tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp;
- Kiến thức về ngành Nhà hàng – Khách sạn như: Phân hạng Nhà hàng – Khách sạn; Các loại hình dịch vụ về Nhà hàng – Khách sạn; Phân hạng buồng (phòng) – nhà hàng; Marketing về Nhà hàng – Khách sạn; Kiến thức về thiết kế - bố trí – trình bày buồng (phòng) và nhà hàng; Kinh tế Nhà hàng – Khách sạn; Khoa học quản lý và quản trị kinh doanh; Tâm lý khách hàng về Nhà hàng – Khách sạn.
- Năng lực quản trị ngành kinh doanh dịch vụ du lịch và lữ hành như: Thiết kế, bố trí và điều hành các buổi tiệc; Bố trí, sắp xếp, chuẩn bị buồng (phòng) cho khách lẻ, khách đoàn; Quản trị tiệc và sự kiện; Quản trị kết hợp giữa Du lịch và Nhà hàng – Khách sạn; Thiết kế thực đơn; Quảng bá dịch vụ nhà hàng – khách sạn; Xây dựng kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.
- Năng lực chuyên sâu về nghiệp vụ Nhà hàng – Khách sạn như: Nghiệp vụ phục vụ buồng (phòng); Nghiệp vụ phục vụ bàn; Nghiệp vụ phục vụ bar; Nghiệp vụ lễ tân; Nghiệp vụ tổ chức tiệc và sự kiện.
- Các kỹ năng trong công việc: Kỹ năng sắp xếp, bố trí bàn tiệc; Kỹ năng phục vụ buồng – bàn – bar; Kỹ năng giao tiếp; Kỹ năng làm việc nhóm; kỹ năng tìm kiếm việc làm; kỹ năng tổ chức và quản lý công việc; Kỹ năng giải quyết tình huống; Kỹ năng thuyết trình.
- Các phẩm chất cá nhân yêu cầu: Năng động và sáng tạo; Biết lắng nghe – Chia sẻ - Cảm thông; Hài hước; Tính tổ chức.
Cơ hội làm việc sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc trong các lĩnh vực dịch vụ nhà hàng – khách sạn với các vị trí và bộ phận như sau:
- Nhân viên phục vụ buồng (phòng) cho các khách sạn;
- Quản trị viên phục vụ buồng (phòng) cho các khách sạn;
- Nhân viên phục vụ bàn cho các nhà hàng;
- Quản trị viên phục vụ bàn cho các nhà hàng;
- Nhân viên phục vụ bar cho các nhà hàng;
- Quản trị viên phục vụ bar cho các nhà hàng;
- Nhân viên tổ chức sự kiện cưới, lễ kỷ niệm, các chương trình ra mắt sản phẩm mới, hội thảo;
- Quản trị viên chức sự kiện cưới, lễ kỷ niệm, các chương trình ra mắt sản phẩm mới, hội thảo;
- Nhân viên tổ chức tiệc cưới, lễ kỷ niệm, các chương trình ra mắt sản phẩm mới, hội thảo;
- Quản trị viên chức tiệc cưới, lễ kỷ niệm, các chương trình ra mắt sản phẩm mới, hội thảo;
- Nhân viên lễ tân nhà hàng – khách sạn;
- Quản trị viên tại các quán, nhà hàng trong và ngoài nước;
Các cơ hội việc làm khác
- Chuyên viên phát triển khách hàng trong lĩnh vực nhà hàng – khách sạn;
- Chuyên viên bán hàng với các gói sản phẩm/dịch vụ nhà hàng – khách sạn;
- Chuyên viên thiết kế, tổ chức các sự kiện tại các doanh nghiệp;
- Chuyên viên thiết kế, tổ chức tiệc tại các doanh nghiệp;
- Chuyên viên thiết kế, tổ chức các gói dịch vụ ăn uống cho các tour du lịch;
- Chuyên viên thiết kế, tổ chức các gói dịch vụ lưu trú cho các tour du lịch;
- Tự làm chủ và quản trị nhà hàng của bản thân;
- Tự làm chủ và quản trị khách sạn mini của bản thân;
- Tự làm chủ và quản trị quán bar mini của bản thân.
Tên ngành, nghề : QUẢN TRỊ DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH
Mã ngành : 6810101
Mục tiêu chung
Đào tạo cử nhân Cao đẳng ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành có phẩm chất đạo đức; Có năng lực về du lịch và lữ hành, các quá trình kinh doanh và quản trị ở doanh nghiệp; Có kỹ năng thực hiện các nghiệp vụ trong lĩnh vực quản trị kinh doanh dịch vụ du lịch và lữ hành; Có phẩm chất cá nhân và khả năng tự học để thích ứng với môi trường kinh doanh trong điều kiện hội nhập quốc tế.
Mục tiêu cụ thể
Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành đạt được:
- Năng lực chung về pháp luật du lịch, sức khỏe và an toàn du khách, tin học ứng dụng để tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp;
- Kiến thức về ngành kinh doanh dịch vụ du lịch và lữ hành như: Các tuyến, điểm du lịch; Marketing; Địa lý du lịch và lịch sử văn hóa; Khoa học quản lý và quản trị kinh doanh; Tâm lý du khách.
- Năng lực quản lý ngành kinh doanh dịch vụ du lịch và lữ hành như: Thiết kế, quản lý và điều hành tour; Quản trị tiệc và sự kiện; Thiết kế chương trình du lịch, quảng cáo và bán sản phẩm du lịch; Xây dựng kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.
- Năng lực chuyên sâu về nghiệp vụ dịch vụ du lịch và lữ hành như: Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch; Nghiệp vụ lữ hành; Quản trị lữ hành; Nghiệp vụ lễ tân; Nghiệp vụ Nhà hàng – Khách sạn.
- Các kỹ năng trong công việc: Kỹ năng giao tiếp; Kỹ năng làm việc nhóm; kỹ năng tìm kiếm việc làm; kỹ năng tổ chức và quản lý công việc; Kỹ năng quản trò; Kỹ năng giải quyết tình huống. Kỹ năng thuyết trình.
- Các phẩm chất cá nhân yêu cầu: Năng động và sáng tạo; Biết lắng nghe – Chia sẻ - Cảm thông; Hài hước; Tính tổ chức.
Cơ hội làm việc sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc trong các lĩnh vực dịch vụ du lịch và lữ hành với các vị trí và bộ phận như sau:
- Hướng dẫn viên du lịch;
- Chuyên viên phụ trách các bộ phận lưu trú, tiếp thị, chăm sóc khách hàng, tổ chức hội nghị - sự kiện;
- Quản trị - điều hành - thiết kế tour tại các công ty trong và ngoài nước hoặc các tổ chức phi chính phủ;
- Chuyên viên bộ phận tổ chức hội nghị, hội thảo, tiệc và sự kiện;
- Chuyên viên tại các sở, ban, ngành về du lịch.
- Nhân viên bộ phận kinh doanh trong công ty du lịch và lữ hành.
- Nhân viên bộ phận điều phối tour.
Các cơ hội việc làm khác:
- Tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ vui chơi, giải trí (khu du lịch, công viên giải trí…);
- Thuyết minh viên tại các khu du lịch, bảo tàng, di tích…;
- Các cơ sở kinh doanh dịch vụ vận chuyển;
- Tại các doanh nghiệp (bộ phận lễ tân doanh nghiệp);
- Các bộ phận quản trị và hoạt động thương mại ở các loại hình doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh;
- Các dự án du lịch cộng đồng…
Tên ngành, nghề: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Mã ngành: 6340122
Mục tiêu chung
Đào tạo cử nhân Cao đẳng ngành Kin doanh thương mại điện tử có phẩm chất đạo đức; Có năng lực về kinh doanh và quản trị kinh doanh truyền thống và trên nền tảng thương mại điện tử, các quá trình kinh doanh và quản trị ở doanh nghiệp; Có kỹ năng thực hiện các nghiệp vụ trong lĩnh vực quản trị kinh doanh về hàng hóa và dịch vụ, giới thiệu, phân tích, đánh giá và phát triển sản phẩm và thương hiệu sản phẩm tới khách hàng trên nàn tảng thương mại điện tử; Có phẩm chất cá nhân và khả năng tự học để thích ứng với môi trường kinh doanh trong điều kiện hội nhập quốc tế.
Mục tiêu cụ thể
Sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh doanh thương mại điện tửđạt được:
- Năng lực chung về pháp luật về kinh doanh và bản quyền sản phẩm, sức khỏe và an toàn của sản phẩm đối người tiêu dùng, quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng, tin học ứng dụng để tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp;
- Kiến thức về ngành Kinh doanh thương mại điện tử như: Hàng hóa, dịch vụ, sử dụng máy vi tính và các ứng dụng trên các website và mạng xã hội; Các công cụ điện tử để giới thiệu hàng hóa, dịch vụ tới khách hàng; Các hoạt động để trình bày, quảng bá, giới thiệu và phát triển các sản phẩm như ứng dụng các công cụ điển tử như website, mạng xã hội để thiết kế và trình bày các sản phẩm, giá bán sản phẩm, thiết lập và liên kết các kênh phân phối điện tử đối với việc kinh doanh các sản phẩm trên nền tảng điện tử; Khoa học quản lý và quản trị kinh doanh; Tâm lý khách hàng.
- Năng lực quản lý ngành Kinh doanh thương mại điện tử như: Sản phẩm, Giá, Phân phối sản phẩm, và các hoạt động Chiêu thị; Quản trị các dòng sản phẩm; Thiết kế chương trình khảo sát khách hàng về sản phẩm trên nền tảng điện tử; Xây dựng kế hoạch quảng bá cho các dòng sản phẩm của doanh nghiệp trên nền tảng điện tử.
- Năng lực chuyên sâu về nghiệp vụ kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử như: Thiết kế các hình ảnh của sản phẩm trên nền tảng ứng dụng thương mại điện tử; Thiết kế các gói sản phẩm trên nền tảng ứng dụng thương mại điện tử; Thiết kế các chương trình quảng bá sản phẩm trên nền tảng điện tử; Thiết kế các nội dung quảng bá sản phẩm trên nền tảng điện tử; Ứng dụng nền tảng thương mại điện tử để trình bày sản phẩm, các gói sản phẩm, giá cả, các chương trình quảng bá; Quản trị dòng sản phẩm trên nền tảng điện tử; Thiết kế chương trình sự kiện cho các dòng sản phẩm trên nền tảng điện tử.
- Các kỹ năng trong công việc: Kỹ năng sử dụng các phương tiện điện tử như Máy tính, điện thoại thông minh; Kỹ năng ứng dụng các kỹ thuật trình bày trên các trang web, các trang mạng xã hội; Kỹ năng giao tiếp; Kỹ năng làm việc nhóm; kỹ năng tìm kiếm việc làm; kỹ năng tổ chức và quản lý công việc; Kỹ năng khảo sát khách hàng; Kỹ năng giải quyết tình huống. Kỹ năng thuyết trình.
- Các phẩm chất cá nhân yêu cầu: Năng động và sáng tạo; Biết lắng nghe – Chia sẻ - Cảm thông; Tính chủ động; Tính tổ chức.
Cơ hội làm việc sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc trong các lĩnh vực kinh doanh thương mại điện tử với các vị trí và bộ phận như sau:
- Quản trị viên về các dòng sản phẩm trên web, mạng xã hội;
- Quản trị viên các website, mạng xã hội kinh doanh của doanh nghiệp;
- Quản trị viên các chương trình quảng bá sản phẩm trên các website, mạng xã hội;
- Quản trị viên khách hàng trên các website, mạng xã hội (CRM);
- Quản trị viên về xu hướng tiêu dùng khách hàng trên các website, mạng xã hội;
- Quản trị viên về phát triển các mạng liên kết với doanh nghiệp trên nền điện tử;
- Quản trị viên về chăm sóc khách hàng trên các website, mạng xã hội;
- Chuyên viên về thiết kế và trình bày hình ảnh sản phẩm trên nền tảng điện tử;
- Chuyên viên nghiên cứu thị trường trên trên các website, mạng xã hội;
- Chuyên viên phát triển sản phẩm mới trên các website, mạng xã hội;
- Chuyên viên PR - quan hệ công chúng trên các website, mạng xã hội;
- Chuyên viên phát triển kênh phân phối trên các website, mạng xã hội;
- Chuyên viên quản trị thương hiệu trên các website, mạng xã hội;
- Chuyên viên tổ chức truyền thông trên các website, mạng xã hội;
Các cơ hội việc làm khác:
- Chuyên viên phát triển về SEO;
- Chuyên viên ứng dụng về thiết kế website;
- Chuyên viên hướng dẫn khách hàng về các ứng dụng của các sản phẩm điện tử: phần mềm kế toán, phần mềm bán hàng, phần mềm quản lý kho, phần mềm quản lý khách hàng, phần mềm quản lý các nguồn tài nguyên khác;
- Nhân viên bán hàng các sản phẩm điện tử: phần mềm kế toán, phần mềm bán hàng, phần mềm quản lý kho, phần mềm quản lý khách hàng, phần mềm quản lý các nguồn tài nguyên khác;
Tên ngành, nghề : KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP
Mã ngành, nghề : 6340302
Mục tiêu chung
Đào tạo cử nhân cao đẳng nhóm ngành nghề Kế toán chuyên sâu Kế toán Doanh nghiệp có phẩm chất chính trị, đạo đức kinh doanh và sức khỏe tốt, nắm vững kiến thức về chức năng, các quá trình kinh doanh và kế toan ở các doanh nghiệp, có kỹ năng cơ bản để vận dụng trong kinh doanh nói chung và thực hành thành thạo một số công việc chuyên môn trong lĩnh vực kế toán doanh nghiệp, có khả năng tư học tập để thích ứng với môi trường kinh doanh trong điều kiện hội nhập quốc tế.
Mục tiêu cụ thể
Đào tạo cử nhân cao đẳng ngành nghề Kế toán có đủ kiến thức, kỹ năng và năng lực như sau:
Về kiến thức:
- Nắm vững các vấn đề lý luận cơ bản về kế toán;
- Am hiểu các quy trình kế toán, kiểm toán, phân tích hoạt động kinh doanh;
- Có đủ khả năng tổ chức điều hành công tác kế toán của doanh nghiệp nhỏ và vừa;
- Có kiến thức nghiệp vụ chuyên sâu, xử lý được các tình huống kế toán phát sinh trong thực tế;
- Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng được yêu cầu quản lý trong lĩnh vực tài chính-kế toán.
Về kỹ năng:
- Có kỹ năng lập chứng từ, ghi chép sổ sách và lập báo cáo kế toán, tổ chức và điều hành công tác kế toán phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;
- Có kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng xử lý tình huống kế toán phát sinh tại doanh nghiệp;
- Có trình độ tiếng Anh Bậc 2 theo khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam và tương đương với trình độ A2 theo khung tham chiếu ngoại ngữ Châu Âu CEFR;
- Tin học tương đương trình độ B để thao tác và ứng dụng vào công việc có hiệu quả, có ý thức tự rèn luyện giữ gìn sức khỏe để đáp ứng nhu cầu công việc.
Về năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm:
- Chấp hành tốt pháp luật của Nhà nước và quy định của cơ quan, làm việc với tinh thần kỷ luật cao, có lối sống lành mạnh, yêu nghề;
- Có đạo đức cá nhân và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, luôn có trách nhiệm và chuyên nghiệp trong công việc;
- Có tinh thần cải tiến, năng động, sáng tạo, bản lĩnh, tự tin để khẳng định bản thân; có tinh thần phục vụ cộng đồng, hợp tác thân thiện với đồng nghiệp và các cá nhân bên ngoài doanh nghiệp;
- Có khả năng tự học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ, hoặc tiếp tục học lên bậc Đại học.
Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận vị trí kế toán viên, kế toán tổng hợp, hoặc có thể phụ trách bộ phận kế toán tại các Doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế-xã hội.
Tên ngành, nghề: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
Mã ngành, nghề : 6340201
Mục tiêu chung
Đào tạo cử nhân cao đẳng ngành nghề Tài chính Doanh nghiệp có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt; nắm vững những kiến thức cơ bản về kinh tế-xã hội, về tài chính-ngân hàng và có kiến thức chuyên môn về Tài chính doanh ngiệp; Có năng lực tổ chức thực hiện, tham gia hoạch định chính sách và giải quyết các vấn đề chuyên môn cụ thể trong lĩnh vực Tài chính doanh nghiệp.
Mục tiêu cụ thể
Đào tạo cử nhân cao đẳng ngành nghề Tài chính Doanh nghiệp có đủ kiến thức, kỹ năng và năng lực như sau:
Về kiến thức:
- Nắm vững các kiến thức cơ bản về tài chính;
- Có kiến thức chuyên sâu thuộc về nghiệp vụ tài chính ở các doanh nghiệp;
- Có hiểu biết về thực tế trong hoạt động tài chính ở doanh nghiệp.
Về kỹ năng:
- Có kỹ năng về chuyên môn nghiệp vụ tài chính, kỹ năng thu thập, phân tích dữ liệu và tổng hợp để phục vụ cho nhu cầu công việc;
- Kỹ năng nghiên cứu thị trường tài chính;
- Có kỹ năng làm việc theo nhóm;
- Kỹ năng thuyết trình, viết báo cáo tài chính; kỹ năng tham gia xây dựng, bảo vệ các dự án;
- Kỹ năng quan hệ giao tiếp để tạo nguồn vốn và sử dụng vốn có hiệu quả;
- Có trình độ tiếng Anh Bậc 2 theo khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam và tương đương với trình độ A2 theo khung tham chiếu ngoại ngữ Châu Âu CEFR,
- Tin học tương đương trình độ B để làm việc trong lĩnh vực được đào tạo;
- Có ý thức tự rèn luyện giữ gìn sức khỏe để đáp ứng yêu cầu công việc.
Về năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm:
- Chấp hành tốt pháp luật của Nhà nước và quy định của cơ quan, làm việc với tinh thần kỷ luật cao, có lối sống lành mạnh, yêu nghề;
- Có đạo đức cá nhân và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, luôn có trách nhiệm và chuyên nghiệp trong công việc;
- Có tinh thần cải tiến, năng động, sáng tạo, bản lĩnh, tự tin để khẳng định bản thân;
- Có tinh thần phục vụ cộng đồng, hợp tác thân thiện với đồng nghiệp và các cá nhân bên ngoài doanh nghiệp;
- Có khả năng tự học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ, hoặc tiếp tục học lên bậc Đại học.
Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận công việc chuyên môn về tài chính tại các doanh nghiệp, các ngân hàng, các công ty tài chính, bảo hiểm; các công việc liên quan đến lĩnh vực tài chính tại các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế-xã hôi.
Tên ngành, nghề: TIẾNG ANH THƯƠNG MẠI
Mã ngành : 6220216
Mục tiêu chung
Chương trình Tiếng Anh đào tạo nguồn nhân lực có kiến thức về ngôn ngữ Tiếng Anh Thương mại; có khả năng giao tiếp thành thạo và biên dịch tốt bằng Tiếng Anh trong môi trường kinh doanh đa văn hóa. Sinh viên ra trường có thể làm việc ở các doanh nghiệp nước ngoài hoặc các doanh nghiệp trong nước có quan hệ kinh doanh với các nước sử dụng Tiếng Anh.
Mục tiêu cụ thể
Kiến thức
- Có kiến thức về ngôn ngữ Tiếng Anh thương mại,
- Hiểu được cách sử dụng tiếng Anh trong môi trường kinh doanh quốc tế
- Có kiến thức cơ bản về pháp luật kinh tế, Kinh tế vi mô, Kinh tế quốc tế
- Có kiến thức nền trong lĩnh vực Xuất nhập khẩu, Logistics, Quản trị kinh doanh, Marketing, Quản lý Nhà hàng- Khách sạn, Tài chính-Ngân hàng và Kế toán doanh nghiệp.
Kỹ năng
Cử nhân ngành Tiếng Anh có thể:
- Giao tiếp lưu loát bằng Tiếng Anh trong môi trường kinh doanh đa văn hóa với kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết tiếng Anh ở trình độ Bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam và tương đương với trình độ B1 theo khung tham chiếu ngôn ngữ Châu Âu- CEFR;
- Biên dịch (Translation) hai chiều (Anh - Việt, Việt – Anh) về lĩnh vực thương mại;
- Viết được các loại thư tín thương mại bằng Tiếng Anh;
- Ứng dụng được phương pháp học tập để nâng cao kết quả học;
- Giao tiếp và ứng xử tốt trong nhà trường và ngoài xã hội;
- Làm việc nhóm có hiệu quả cao;
- Thuyết trình một vấn đề lưu loát bằng Tiếng Anh và Tiếng Việt;
- Tự tin tham gia các cuộc phỏng vấn tìm việc làm;
- Sử dụng thành thạo các chương trình tin học văn phòng; xây dựng được quy trình khởi nghiệp.
Năng lực tự chủ và trách nhiệm
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Tiếng Anh được trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết nhằm nâng cao năng lực tự chủ để làm việc và phát triển trong môi trường hội nhập; có khả năng tiếp tục học tập và nâng cao trình độ về Tiếng Anh Thương mại hoặc Tiếng Anh Biên phiên dịch. Sinh viên sẽ có ý thức cao về trách nhiệm không ngừng tìm tòi, học hỏi để ứng dụng kiến thức và kỹ năng được học trong nhà trường trong môi trường công việc thực tế.
Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Cử nhân ngành Tiếng Anh có thể làm biên dịch Tiếng Anh, điều phối viên hoặc chuyên viên tại các doanh nghiệp trong nước, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các văn phòng đại diện, các tổ chức kinh tế và tài chính trong nước, quốc tế hoặc có thể làm công tác giảng dạy và nghiên cứu tại các trường trung cấp chuyên nghiệp và cao đẳng.