Tiền thân của Trường Cao đẳng GTVT Trung ương VI là Trường TH GTVT 6 được thành lập theo quyết định số 4942/QĐTC ngày 28/12/1976 của Bộ GTVT.
Ngày 13/02/1990 Bộ trưởng Bộ GTVT ra quyết định 199/QĐ/TCCB-LĐ đổi tên Trường Trung học GTVT 6 thành Trường Trung học Giao thông vận tải Khu vực III trực thuộc Bộ GTVT.
Trường Cao đẳng GTVT III được thành lập trên cơ sở Trường Trung học Giao thông vận tải Khu vực III theo quyết định số 3093/QĐ/BGD & ĐT-TCCB ngày 8/07/2002 của bộ trưởng Bộ GD & ĐT và Quyết định số 2766/2002/QĐ-BGTVT của Bộ trưởng Bộ GTVT ngày 30/8/2002 quy định cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của trường.
Trường có nhiệm vụ đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ cao đẳng và các trình độ thấp hơn trong lĩnh vực GTVT; nghiên cứu khoa học phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội.
Nhiệm vụ ban đầu của Trường là đào tạo, bổ túc cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý của ngành GTVT theo chỉ tiêu của Bộ. Ngoài nhiệm vụ trên, Bộ GTVT còn giao thêm việc đào tạo cán bộ qui hoạch cho các đô thị, trung tâm công nghiệp, các tỉnh vùng sâu vùng xa và cấp huyện; mở rộng phạm vi và đối tượng đào tạo theo địa chỉ, hợp đồng, vận dụng khai thác tiềm năng sẵn có của trường và nguồn kinh phí tự trang trải; trường được quyền liên kết nghiên cứu đào tạo và thực hiện hợp đồng sản xuất thực nghiệm trong và ngoài nước.…
năm 1983
Nguyên Bộ trưởng Bộ GTVT Lê Ngọc Hoàn thăm và làm việc với tại trường
năm 1997
Qua 42 khóa đào tạo (2018 - 2019), trường đã cấp bằng tốt nghiệp trên 80.000 học sinh - sinh viên chính qui các bậc cao đẳng, TCCN, cao đẳng nghề, TCN và CNKT; hơn 5000 học sinh đã tốt nghiệp tại chức hệ cao đẳng và trung học; 200 học sinh ngành cầu đường, cơ khí ôtô cho Campuchia; tăng cường đội ngũ kỹ thuật viên trung học cho các đơn vị trong và ngoài ngành từ Ninh Thuận đến Cà Mau. Ngoài ra, Trường còn đào tạo các lớp ngắn hạn, công nhân kỹ thuật các loại với hàng ngàn học viên đã tốt nghiệp.
Ngoài nhiệm vụ đào tạo, thầy và trò của trường đã tham gia xây dựng nhiều công trình, như thi công cầu treo Nhật Tảo – Long An, cầu Ông Thìn, cầu Ông Buông, cống thoát nước đường Hải Thượng Lãn Ông và đại tu, đóng mới nhiều xe ô tô, trang thiết bị chuyên dùng, tổ chức vận tải đường sông. Các hoạt động thực tế đã góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, cải thiện đời sống cán bộ, giáo viên của trường.
Nguyên Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm đến thăm và làm việc tại trường năm 2005
Nguyên Bộ trưởng Bộ GTVT Hồ Nghĩa Dũng đến thăm và làm việc tại trường năm 2010
Khuôn viên sân trường cao đẳng GTVT III năm 2009
- Trình độ Cao đẳng: 18 ngành/nghề (Công nghệ ô tô, Xây dựng cầu đường bộ, Xây dựng và bảo dưỡng công trình giao thông đường sắt, Kỹ thuật xây dựng, Công nghệ kỹ thuật trắc địa, Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng, Công nghệ kỹ thuật vật liệu xây dựng,Quản lý xây dựng, Khai thác vận tải, Hàn, Cắt gọt kim loại, Cơ điện tử, Tin học ứng dụng, Quản trị mạng máy tính, Quản trị kinh doanh, Tài chính - Ngân hàng, Kế toán doanh nghiệp, Logistic)
- Trình độ Trung cấp: 10 ngành/nghề (Công nghệ ô tô, Xây dựng cầu đường bộ, Xây dựng và bảo dưỡng công trình giao thông đường sắt, Kỹ thuật xây dựng, Thí nghiệm và kiểm tra chất lượng công trình xây dựng, Khai thác vận tải đường bộ, Hàn, Cắt gọt kim loại, Cơ điện tử, Kế toán doanh nghiệp)
Hầu hết sinh viên đều có việc làm đúng nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp và được các nhà tuyển dụng đánh giá cao. Từ năm học 2012 -2013, Trường bắt đầu đào tạo cử nhân chất lượng cao (CLC) của ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp và ngành Xây dựng công trình cầu đường; tỷ lệ 100% đào tạo đạt chuẩn, sinh viên ra trường có việc làm đạt 90%. Năm học 2015-2016, Trường tiếp tục tuyển 01 lớp cử nhân CLC ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp, 01 lớp cử nhân CLC ngành Cơ khí ôtô; 01 lớp cử nhân CLC Cơ điện tử Ô tô; mở thêm ngành học Đường sắt Metro.