1) Quá trình hình thành :
- Trường Trung cấp nghề tư thục Du Lịch Sài Gòn (tiền thân là Trung tâm đào tạo Nghiệp vụ Du lịch Sài Gòn) được thành lập theo quyết định số 150/QĐ-DN ngày 16/ 10/ 1991 của Sở Giáo Dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh.
- Ngày 17/ 02/ 1994, có quyết định số 235/QĐ-DN của Sở Giáo Dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh về việc thành lập các trường dạy nghề và cho phép đổi tên từ Trung tâm Đào tạo Nghiệp vụ Du lịch Sài Gòn thành Trường Đào tạo Nghiệp vụ Du lịch Sài Gòn.
- Ngày 23/ 07/ 1997, có quyết định số 3831/QĐ-UB-NC của Uỷ Ban Nhân Dân thành phố Hồ Chí Minh về việc công nhận là Trường Dạy nghề tư thục.
- Được thành lập Trường Trung cấp nghề tư thục Du Lịch Sài Gòn theo quyết định số 4923/QĐ-UBND do Bà Nguyễn Thị Thu Hà – Phó Chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hồ Chí Minh ký ngày 31/ 10/ 2007.
- Tháng 6 năm 2010 tại Hà Nội, Trường TCN Du lịch Sài Gòn đã được nhận quyết định thành lập trường Cao Đẳng Nghề Du Lịch Sài Gòn. Và như vậy sẽ là trường Cao đẳng nghề chuyên ngành du lịch đầu tiên của thành phố Hồ Chí Minh.
- Ngày 07/01/2022 Trường Cao đẳng nghề Du lịch Sài Gòn chính thức đổi tên thành Trường Cao đẳng Du lịch Sài Gòn.
- Quá trình hình thành và phát triển trong 30 năm qua chưa phải là một chặng đường dài đối với một cơ sở đào tạo nhân lực, tuy vậy Trường luôn cố gắng phấn đấu không ngừng với mong muốn góp phần vào việc đưa ngành du lịch Việt Nam phát triển.
2) Qui mô phát triển và đào tạo:
- Từ buổi đầu thành lập, trường chỉ đào tạo một chuyên ngành duy nhất là : Hướng dẫn Du lịch với số học sinh năm đầu thành lập trường là 77 người. Hiện nay, mỗi năm trường chiêu sinh 1.500 học sinh và lưu lượng học sinh đang theo học tại trường khoảng trên 2.000 người. Số tuyển sinh hằng năm tăng đều khoảng 10%.
- Hơn 25 năm kinh nghiệm đào tạo nhân sự cho ngành Du Lịch Việt Nam, trường đã đào tạo cho ngành Du Lịch 10.000 các nhà quản lý Du lịch Lữ hành & Khách sạn – Nhà hàng, Hướng dẫn viên du lịch quốc tế (Anh, Hoa, Pháp, Nhật, Đức …) và nội địa. Nhiều thế hệ cựu học viên của trường Cao Đẳng Nghề Du Lịch Sài Gòn hiện nay đã và đang thành công rực rỡ trong sự nghiệp hoạt động du lịch của mình.Với đội ngũ hơn 400 anh chị đang giữ các chức vụ trong các Công ty du lịch lữ hành và Khách sạn nhà hàng chính là cầu nối tuyển dụng cho học viên của trường sau khi tốt nghiệp ra trường.
- Lực lượng giảng viên gồm các Tiến sĩ, Thạc sĩ, giảng viên Đại học, giám đốc các công ty Du Lịch, Khách sạn – Nhà hàng. Với số lượng 60% thầy cô giảng viên đều là những người đang công tác sẽ đảm bảo mang đến cho học viên những kiến thức được cập nhật mới nhất.
- Cho đến nay, trường đã phát triển thêm nhiều chuyên ngành mới.
- Phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch TP HCM tổ chức các lớp bồi dưỡng: nghiệp vụ Quản lý khách sạn vừa và nhỏ, nghiệp vụ phòng, nghiệp vụ lễ tân … dành cho các đối tượng là cán bộ quản lý, nhân viên của các doanh nghiệp lưu trú trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận. Khoá bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch dành cho cho lực lượng bảo vệ du khách.
Bên cạnh đó, trường thường xuyên phối hợp với các Sở Văn hoá – Thể thao và Du lịch, Trung tâm xúc tiến các tỉnh để tổ chức bồi dưỡng và nâng cao kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ du lịch cho các lực lượng lao động đang làm việc trong ngành các tỉnh thành này.
Thương hiệu “Cao Đẳng Du Lịch Sài Gòn” càng được khẳng định khi cựu học sinh trường có mặt hầu hết ở tất cả các công ty lữ hành và khách sạn lớn tại thành phố Hồ Chí Minh như: Saigon Tourist, Bến Thành Tourist, Fiditourist, Vietravel, Văn hóa Việt, Lửa Việt, Du lịch Tân Hồng, Du lịch Thanh Niên, TST Tourist, Cholon Tourist, OSC Việt Nam, Exsotissimo, Du lịch Hoà Bình, Du lịch Festival, Du lịch Quốc Thái, Du lịch Mai Linh, Hoàn Mỹ, Du lịch VYC, Liên Bang, TransViet, Lys Travel, Fimex Tourist, Mikeland tour, Du lịch Bà Rịa Vũng Tàu, …… Khách sạn: Park Hyatt, Sheraton, Caravelle, New World, Duxton, Windsor Plaza, Majestic, Park Royal, Rex, Bông Sen, Continental, Viễn Đông, Equatorial, Movenpick, Hương Sen, Grand, Palace, Renaissance Riverside, Sofitel Plaza, Sherwood, Oscar, Tân Sơn Nhất, Elios, Empress, Tân Mỹ Đình, Thiên Tùng, Nhà hàng White Palace, Điều này chứng minh rằng sản phẩm của trường – học sinh tốt nghiệp đã được xã hội tiếp nhận. Trường đã cung cấp cho ngành du lịch hơn 20,000 người.
3) Cơ sở vật chất:
Vì đặc thù là một trường đào tạo nghề du lịch, phần thực hành đóng một vai trò quyết định trong chất lượng đào tạo. Nhà trường đã đầu tư các phòng thực hành (FO, F&B, HKP...) với đầy đủ các trang thiết bị để học viên có điều kiện thực tập tốt nhất, tăng cường năng lực và kỹ năng nghề cho học viên.
Ngày 31/10/2007, trường Cao Đẳng Du Lịch Sài Gòn được Hội đồng cấp chứng chỉ nghiệp vụ du lịch Việt Nam (VTCB) công nhận là 1 trong 8 trung tâm thẩm định cấp quốc gia, cũng như được nhận sự tài trợ của Dự án EU về cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại phục vụ cho việc thẩm định tất cả các tiêu chuẩn kỹ năng nghề trong ngành công nghiệp khách sạn. Cụ thể: phòng thực hành mẫu kỹ năng nghề lễ tân khách sạn và điều hành tour, phần mềm Smile F.O và Smile Tour, phòng thực hành mẫu kỹ năng nghề phục vụ buồng, phòng thực hành mẫu kỹ năng nghề nghiệp vụ Bàn....
Trong năm 2008, trường tiếp nhận các tài liệu, giáo trình và DVD chuyên ngành từ dự án. Các tài liệu này được thư viện trường quản lý và thông báo cho giáo viên để được tham khảo như nguồn tài liệu chính hổ trợ phục vụ cho công tác giảng dạy tại trường.
Phòng giới thiệu việc làm tiền thân chỉ là một bộ phận giới thiệu việc làm được thành lập từ những ngày đầu cho đến nay vẫn hoạt động rất hiệu quả như là chiếc cầu nối doanh nghiệp cần tuyển dụng với các học viên của trường, giúp các học viên luôn có được việc làm khi đang học tại trường và sau khi ra trường.
Trong năm 2014 trường đã tự đầu tư gần 1,5 tỷ đồng cho việc sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất, trang bị thêm dụng cụ dạy học, cải tạo các phòng thực hành và đầu tư mới phòng thực hành Bếp và phòng thực hành vi tính, xây dựng, cải tạo mở rộng và tăng cường thêm các phòng học lý thuyết và thực hành, đầu tư thêm cơ sở 2.
4) Thành tích đạt được.
- Bằng khen của Tổng Cục Du Lịch 2 năm liền : 1996 và 1997
- Cờ thi đua xuất sắc của Tổng Cục Du Lịch các năm : 1998, 2000, 2002, 2003
- Bằng khen của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội các năm : 2001, 2002, 2004
- Bằng khen của Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hồ Chí Minh các năm : 1995, 1996, 19997, 1998, 1999, 2000, 2003 và 2007
- Bằng khen của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh: 1992-1993 và 1993-1994
5) Hợp tác quốc tế:
Trường Cao Đẳng Du Lịch Sài Gòn trong những năm qua không ngừng phát triển, mở rộng hợp tác quốc tế: xây dựng và thắt chặt mối quan hệ của Trường với các trường quốc tế. Mục đích của việc làm trên không chỉ nhằm thúc đẩy mối quan hệ hợp tác hữu nghị, tranh thủ tài trợ quốc tế mà còn nhằm mục đích mở ra những cơ hội học tập với chuẩn quốc tế cho học viên của trường và quan trọng hơn hết là góp phần đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cho ngành du lịch Việt Nam.