Chức năng nhiệm vụ

CHỨC NĂNG - NHIỆM VỤ

PHÒNG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

1. Tham mưu giúp Giám đốc Sở LĐ - TBXH để trình Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh xem xét quyết định:

a) Các văn bản chỉ đạo, điều hành thuộc lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp;

b) Quy hoạch mạng lưới giáo dục nghề nghiệp; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn, chương trình, dự án, đề án phát triển giáo dục nghề nghiệp;

c) Chương trình, kế hoạch hàng năm về giáo dục nghề nghiệp;

d) Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và chủ trương xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp;

đ) Thẩm định các hồ sơ, dự án liên quan đến việc thành lập, giải thể, sáp nhập các cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy định của Bộ LĐ - TBXH trình Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, quyết định.

2. Tham mưu giúp Giám đốc Sở LĐ - TBXH thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về giáo dục nghề nghiệp bao gồm: 

a) Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp ở địa phương sau khi được phê duyệt;

b) Hướng dẫn và kiểm tra việc tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp; tiêu chuẩn giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp; quy chế tuyển sinh, quy chế thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp và việc cấp văn bằng, chứng chỉ nghề; chế độ chính sách đối với cán bộ quản lý, giáo viên giáo dục nghề nghiệp và học sinh, sinh viên học nghề theo quy định của pháp luật; quản lý việc đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia sau khi được phân cấp; cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo thẩm quyền;

c) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ quản lý và giáo viên giáo dục nghề nghiệp; tổ chức hội giảng giảng viên, giáo viên giáo dục nghề nghiệp, hội thi thiết bị giáo dục nghề nghiệp tự làm cấp tỉnh, các hội thi có liên quan đến công tác học sinh, sinh viên học nghề.

3. Tham mưu giúp Giám đốc Sở LĐ - TBXH phê duyệt, ban hành: văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Nhà nước, của Bộ LĐ - TBXH về giáo dục nghề nghiệp, bao gồm các lĩnh vực: mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch, chất lượng giáo dục nghề nghiệp, tiêu chuẩn giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp, quy chế thi, tuyển sinh, văn bằng, chứng chỉ, danh mục nghề đào tạo, cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.

4. Thẩm định hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp; dự thảo Quyết định công nhận Hiệu trưởng, Hội đồng quản trị, Giám đốc các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trình Giám đốc Sở LĐ - TBXH xem xét, quyết định.

5. Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp:

a) Về đào tạo nghề:

- Quản lý danh mục nghề đào tạo;

- Hướng dẫn, kiểm tra các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong việc xây dựng, ban hành và thực hiện chương trình, giáo trình giáo dục nghề nghiệp; việc đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp; việc thực hiện tuyển sinh học nghề, thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp trong giáo dục nghề nghiệp, cấp văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận nghề; việc liên kết đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp;

- Thực hiện đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.

b) Về giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp:

- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chính sách, chế độ đối với giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp; việc thực hiện tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ giáo viên giáo dục nghề nghiệp, tiêu chuẩn người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp;

- Hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp;

- Tổ chức thực hiện Hội giảng giáo viên giáo dục nghề nghiệp, Hội thi học sinh giỏi nghề, Hội thi thiết bị tự làm và các Hội thi khác cấp Thành phố theo hướng dẫn của Bộ LĐ - TBXH.

c) Về công tác học sinh, sinh viên học nghề:

- Hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện quy chế quản lý học sinh, sinh viên học nghề; công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp; công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, văn hóa, thẩm mỹ cho học sinh, sinh viên học nghề; công tác giáo dục an ninh - quốc phòng, giáo dục thể chất, công tác y tế trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao của học sinh, sinh viên;

- Kiểm tra việc thực hiện các quy định về thu học phí và các khoản thu khác đối với học sinh, sinh viên học nghề.

d) Về cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục nghề nghiệp:

- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện tiêu chuẩn về cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục nghề nghiệp của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy định;

- Hướng dẫn việc quản lý, sử dụng cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục nghề nghiệp.

6. Hướng dẫn, kiểm tra việc thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, thành lập văn phòng đại diện giáo dục nghề nghiệp nước ngoài tại Thành phố; việc công nhận hiệu trưởng, xem xét, góp ý quy chế tổ chức hoạt động, điều lệ trường Trung cấp nghề, Trung tâm giáo dục nghề nghiệp. Tổ chức thực hiện việc thẩm định thành lập trường Trung cấp nghề, Trung tâm giáo dục nghề nghiệp và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

7. Hướng dẫn và kiểm tra hoạt động của các hội, tổ chức phi Chính phủ trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp tại Thành phố theo quy định của pháp luật.

8. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp.

9. Phối hợp kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm theo thẩm quyền.

10. Tổ chức thực hiện công tác thống kê, thông tin và xây dựng cơ sở dữ liệu về giáo dục nghề nghiệp.

11. Sơ kết, tổng kết, báo cáo định kỳ và đột xuất về lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

12. Phối hợp với các cơ quan chức năng, tổ chức chính trị, xã hội, doanh nghiệp, cơ sở để thực hiện nhiệm vụ và giải quyết các thủ tục hồ sơ liên quan đến nhiệm vụ được giao.